Hồ tiêu là cây làm giàu nhanh chóng, nhưng cũng là cây chứa nhiều rủi ro nhất trong nghề làm nông. Bởi cây tiêu thường bị rất nhiều loài sâu bệnh tấn công.
Đáng chú ý nhất là bệnh chết nhanh và chết chậm. Trong đó nấm Phytophthora và tuyến trùng (Meloidogyne spp hay Pratylenchus coffeae) là các tác nhân quan trong và nguy hiểm hơn cả, vì khi bị các tác nhân này gây hại thì rất khó trừ vì chưa có thuốc đặc trị, mức độ gây hại nghiêm trọng và lây lan rất nhanh chóng.
Trong sản xuất tiêu, biện pháp phòng trừ chính vẫn được khuyến cáo là biện pháp canh tác sạch. Nghĩa là phải sử dụng giống sạch bệnh hay có tính kháng bệnh cao, vệ sinh đất và vườn tiêu sạch, quản lý nước vườn tiêu khoa học và sử dụng phân hữu cơ hoai mục và đặc biệt là sử dụng phân hóa học cân đối hợp lý để có cây khỏe, tăng sức đề kháng bệnh tật cao. Phải sử dụng thuốc hóa học theo phương pháp "4 đúng".
Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng phân hóa học cân đối hợp lý, đã từ lâu, Cty CP Phân bón Bình Điền luôn luôn quan tâm sử dụng thêm các chế phẩm bổ sung làm tăng hiệu quả sử dụng phân như dùng Agrotain để tăng hiệu quả sử dụng chất N và dùng chế phẩm Avail bọc cho phân lân để làm tăng hiệu quả sử dụng P.
Bằng cách đó, lượng N và P sử dụng cho tiêu đã giảm xuống so với sản xuất đại đà từ 20 - 30% mà năng suất tiêu vẫn tăng, hiệu quả kinh tế vẫn cao hơn so với kỹ thuật của bà con đang sử dụng.
Nhiều tài liệu khoa học đã chứng minh rằng khi bón nhiều N và mất cân đối thì bệnh chết nhanh hay các loại sâu tấn công phá hại nhiều hơn, vườn tiêu sẽ bị bệnh nặng. Ngày nay, ngoài các chế phẩm như đã nêu, Bình Điền vẫn tìm kiếm các chế phẩm bổ sung vào phân với mục tiêu làm tăng hiệu suất của phân và làm tăng tính kháng của cây đối với bệnh hại.
Chúng ta biết rằng tuyến trùng và rệp thường phá hại ở bộ rễ, tiếp đó là các loại nấm tấn công nên bộ rễ suy yếu nhanh chóng, rễ không đủ sức hút nước và thức ăn cung cấp cho cây nên tiêu bị tàn lụi cũng nhanh chóng.
Muốn giúp cây phục hồi nhanh cần phải có tác nhân làm tăng khả năng phục hồi cho bộ rễ tiêu. Vì vậy, Bình Điền đã sử dụng 2 chế phẩm sinh học là MAX8 và chất phục hồi rễ tiêu (PHRT) để thí nghiệm trên vườn tiêu kinh doanh tại vùng đất đỏ bazan xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, năm 2014 - 2016. Thí nghiệm được bố trí gồm 5 nghiệm thức, 4 lần lặp lại, trên nền phân cơ bản là 286N + 115P205 + 216K20/ha, bao gồm các công thức dưới đây:
1/ Tervigo 20SC + Rhidomil gold 68WG.
2/Tervigo 20sc + Rhidomil gold WG + PHRT.
3/MAX-8+PHRT (chế phẩm của Bình Điền).
4/Tervigo 20SC + PHRT + Trichoderma.
5/ Chế phẩm Trichoderma.
6/ Tập quán sử dụng thuốc của nông dân dùng Furadan 3G (đối chứng).
Kết quả theo dõi về hiệu quả phòng trừ tuyến trùng, và hiệu lực kiểm soát nấm Phytopphtora được tóm tắt là:
a/ Về hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trong rễ, thì cả 5 nghiệm thức thí nghiệm đều có hiệu quả cao hơn đối chứng của nông dân là rất rõ. Nhưng công thức sử dụng chế phẩm MAX8 + PHRT của Đầu Trâu đạt được 89,96% sau xử lý 3 tháng, cao hơn tất cả các công thức còn lại.
b/Về tỷ lệ nấm Phytophthora được phát hiện thì ở công thức đối chứng của dân chiếm đến 92,59%, còn các công thức thí nghiệm thì tỷ lệ nấm này được phát hiện ít hơn, riêng công thức 3 (MAX8+ PHRT) chỉ phát hiện có 25,93%. Tỷ lệ nấm Phytophtora ở công thức này là thấp nhất, thấp hơn công thức đối chứng của dân đến 3,57 lần, kế đến là các công thức dùng chế phẩm Tervigo + PHRT + Trichoderma (29,63%), rồi công thức chỉ sử dụng Trichoderma (37,04%) và công thức Tervigo 20sc + Ridomil gold 68WG + PHRT(48,15%).
c/ Tính về hiệu lực kiểm soát nấm phytophthora thì chế phẩm MAX8 + PHRT cũng đạt kết quả cao nhất: 83,36%, cao hơn hẳn các công thức sử dụng thuốc còn lại.
Như vậy rõ ràng là sử dụng chế phẩm MAX8 phối hợp với chế phẩm phục hồi rễ tiêu (PHRT) của Đầu Trâu hoàn toàn có thể ngăn ngừa và tiêu diệt các chủng nấm gây bệnh chết nhanh và tuyến trùng trên tiêu rất có hiệu quả, hiệu quả cao hơn cả các công thức dùng thuốc Tervigo phối hợp với các thuốc khác đã được khuyến cáo trong sản xuất.
Viết bình luận