Đó là kết quả rút ra từ khảo nghiệm trên 30 mô hình trồng 50.000 cây cà chua ghép gốc kháng bệnh khảm (bệnh héo rũ ở cà chua do vius) ở 3 huyện Tam Bình, Vũng Liêm và Bình Tân do kỹ sư Nguyễn Hữu Dùng - Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long chủ trì thực hiện vừa được Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh của tỉnh Vĩnh Long công nhận.
Kết quả cho thấy các giống cà được chọn làm gốc ghép như cà tím EG 203 và EG 195, ngọn ghép gồm các giống cà chua trồng phổ biến trong dân như cà chua Savior, cà chua 607, cà chua Trang Nông 448 và cà chua Red Cromn 250 được làm giống đối chứng. Sau 4 tháng trồng, năng suất bình quân đạt 30-40 tấn/ha, lợi nhuận trên 50 triệu đồng/ha/vụ, cá biệt có hộ đạt 60-86 triệu đồng/ha/vụ. Ngoài đặc tính kháng bệnh khảm, trồng cà chua gốc ghép còn khống chế hoàn toàn bệnh héo rũ cà chua do vi khuẩn, chất lượng trái không thay đổi so với trồng hạt và còn chống chịu những điều kiện bất lợi của môi trường và dịch bệnh trên cà.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Viết bình luận