Cách chưng hoa mai đỏ, mai vàng ngày tết của gia đình
Mai phải để nơi thoáng mát, đủ sáng không nên để gần các nơi có gió hay chỗ nào có nhiều giớ lùa, nếu đặt những nơi có nhiều gió lùa thì cây mai đỏ hoặc mai vàng sẽ mất nước, thường là rụng lá hoặc rụng hoa thường là sớm hơn so với bình thường và rất khó để chơi tết. Không nên để mai chô quá tối vì sẽ không đủ ánh sáng sẽ làm cho mai dễ héo và đặc biệt là làm cho hoa không tươi, hạn chế để mai vàng, mai đỏ đang có hoa ở gần các bóng đèn vì nhiệt độ tăng sẽ đẩy nhanh quá trình tàn hoa của cây.
Đối với các gốc mai vàng, gốc mai đỏ thì nếu là được cắt ra từ thân thì phải thui gốc để đảm bảo chắc chắn rằng cây dược giữ nhựa và hạn chế được vi khuẩn làm thối cành. Đối với cành mai trong nhà nên thay nước nhiều lần hoặc cho 1 viên Aspirin nhằm hạn chế vi khuẩn gây thối cành, tàn hoa mai đỏ, mai vàng.
Chăm sóc mai sau tết: Sau tết thường là mai thiếu nắng, mất sức cần nhiều dinh dưỡng để phục hồi nên cần chuyển mai sang khu đất rộng nhiều ánh sáng có nước và có nhiều dinh dưỡng để cầy hôi sức, đối với cây trong chậu thì loại bỏ 2/3 số đất trong chậu mai rồi mới trồng ra bên ngoài, tưới trực tiếp nước và phân bón cho gốc cây. Tiếp tục bón thúc và tưới nước, phun phân bón lá theo chu kỳ mới như đã nêu ở trên. Nếu chăm sóc tốt thì sự hồi phục của mai đỏ, mai vàng sẽ nhanh hơn.
Hoa mai đỏ, mai vàng dù thế nào cũng không được ức chế hoa nở, phải đảm bảo chắc chắn rằng cây dù dáng đẹp thế nào cũng phải để cây có hoa, đặc biệt là mai trồng trong chậu càng phải để cay bung hoa hết và đặc biệt chăm sóc kỹ lúc cây đang ra hoa
Chăm sóc mai cơ bản không khó chỉ là sự cẩn thận thôi, tưới nước không quá nhiều, hai hoặc ba ngày mới tưới nước 1 lần, khi dấu hiệu đất trên mặt chậu khô thì chăc chắn là cần phải tưới nước, thường chậu mai để trong nhà cần đảm bảo phải có lỗ thông thoát nước đảm bảo thỏa mái nhất đủ lượng nước cho cây.
Các loại cây như mai để trong chậu thì chắc chăn nếu nước quá nhiều thì cây sẽ thối dễ nên bạn phải cân nhắc việc xem xét thật kỹ các dấu hiệu đất khô ở mỗi chậu hoa.
Khi mai có sâu đục thân cần quan sát và phun thuốc sinh học đảm bảo không hại cho con người và không hại và cây lại diệt được sâu bệnh
Do cây mai có sâu tơ li ti chai vào trong nụ hoa cắn phá không nở được, trường hợp này phải rãi thuốc Basudin trước khi cây mai có nụ hoặc phun ngừa một lần thuốc trừ sâu rẫy trên tàn lá cây mai, trước khi láy lá mai.
Một trường hợp đặc biệt là cây mai đỏ
Hoa mai vàng có nhiều kiến và rầy bông. Rẫy bông và kiến là hai loại sinh vật sống hỗ tương lẫn nhau. Nên kiến với rầy bông là hai bạn vô cùng mật thiết, sống tương hỗ lẫn nhau. Các bạn cứ thử để ý xem: hễ thấy trên bất cứ cây gì mầ thấy có kiến thì trên ngọn cây đó cồ rầy bông, nếu rầy bông nhiều quá hút hết nhựa, cây kiểng sẽ khô héo và chết. Trường hợp này phải xịt thuốc rầy mạnh (Bi 58, supracide như trên, và thêm chất keo dính, vì loại rầy này không thấm nước, và phải xịt nhiều lần mới hết).
Cách trồng chăm sóc cây hoa mai đỏ
Cây mai đỏ là ưa ánh sáng nhưng cũng có thể trồng ở nơi râm mát, hoa mai đỏ ưa đất trồng tơi xốp,giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt, dễ chăm sóc.
1. Lên luống và mương rãnh thoát nước
Cây mai không hợp với những vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, đất thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa. Nếu trồng mai ở thế đất như trên, cần lên luống. Thông thường, bề ngang luống rộng từ 1-1,2m. Luống này sẽ dùng để ương mai con, khi lướn bứng trồng vào chậu. Giữa hai luống mai sát nhau nên có mương, rãnh thoát nước, tránh ngập úng cho vườn mai.
2. Chăm sóc mai
* Tưới nước: Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.
Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều).
Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.
* Bón phân: Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá.
Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40-50 g/chậu chứa 50-60kg đất (đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây), tưới đủ nước thường xuyên (trong mùa khô). Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống. Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, 15-20 ngày bón một lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt.
Khi kết thúc mùa mưa: khoảng giữa tháng 11 dương lịch. Tiến hành xem lại dáng cây, cành lá đã thỏa mãn chưa. Có thể tỉa lại một lần nữa rồi chỉ tưới nước dưỡng cây.
* Diệt cỏ dại, bắt sâu: Cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.
Viết bình luận