Cách trồng lan rừng vào chậu và bí quyết chăm lan phi điệp ra hoa tím tuôn dài miên man của 9X Đắk Nông

Cách trồng lan rừng vào chậu và bí quyết chăm lan phi điệp ra hoa tím tuôn dài miên man của 9X Đắk Nông

 

Đặc biệt, cách trồng lan rừng vào chậu của anh Phạm Đức Triều vô cùng tỉ mẩn. Để có những suối hoa lan rừng phi điệp tím tuôn dài miên man tuôn, anh Phạm Đức Triều ở xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông đã có những bí quyết chăm sóc riêng.

 

Trồng lan rừng vào chậu, ghép lan rừng lên thân cây

Với những người yêu lan rừng, nhắc đến anh nông dân 9X Phạm Đức Triều ở xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông mọi người sẽ nhớ ngay đến chủ nhân của thềm nhà treo toàn hoa lan rừng quý hiếm hay những giò hoa lan phi điệp với suối hoa tím rịm tuôn dài, toả hương thơm ngát.

Hiện anh Triều đang sở hữu cả nghìn giò lan rừng quý hiếm. Anh Triều cho biết: Anh chơi lan rừng vì đam mê, chứ không có ý định làm kinh tế. Chính vì thế, từng chậu lan đều được anh tỉ mẩn chăm sóc.

Cách trồng lan rừng vào chậu và bí quyết chăm lan phi điệp có suối hoa tím rịm cực đẹp của 9X Đắk Nông - Ảnh 1.

Cận cảnh 1 giò lan phi điệp tím từng gây thương nhớ cho bao người yêu lan rừng. Ảnh: NVCC

Trao đổi với PV Báo Điện tử Dân Việt, anh Triều cho biết: Xét theo đặc điểm, hoa lan rừng có 2 loại chính là lan đơn thân và lan đa thân (hay còn gọi là lan thân thòng).

Lan đơn thân gồm: đai trâu, quế, cáo, chồn… Còn lan đa thân gồm phi điệp tím, phi điệp vàng và một số loài phi điệp đột biến 5 cánh trắng Hoà Bình, phi điệp đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ…

Cách trồng lan rừng vào chậu và bí quyết chăm lan phi điệp có suối hoa tím rịm cực đẹp của 9X Đắk Nông - Ảnh 2.

Anh Triều cho biết có 2 cách trồng lan rừng. Đó là trồng lan rừng vào chậu và ghép lan lên lũa.

Cách trồng lan rừng vào chậu và bí quyết chăm lan phi điệp có suối hoa tím rịm cực đẹp của 9X Đắk Nông - Ảnh 3.

Thềm nhà rủ đầy hoa lan phi điệp tím của anh Phạm Đức Triều. Ảnh: NVCC

Nếu như cách ghép lan lũa đòi hỏi kỹ thuật thì cách trồng lan rừng vào chậu lại khá đơn giản nhưng cũng rất tỉ mẩn.

Cách trồng lan rừng vào chậu và bí quyết chăm lan phi điệp có suối hoa tím rịm cực đẹp của 9X Đắk Nông - Ảnh 4.

Anh Triều ghép lan lên lũa và trồng lan rừng vào chậu. Ảnh: NVCC

Cụ thể: Lựa chọn chậu để chậu trồng lan rừng

Về chậu trồng lan rừng có thể dùng chậu nhựa, chậu đất nung hoặc quả dừa khô. Mỗi loại chậu đều có những ưu, nhược điểm riêng. Chậu nhựa thì có ưu điểm là nhẹ, khi treo nhiều chậu lên giàn cũng không gây nặng giàn.

Chậu đất nung có ưu điểm làm mát rễ cây hơn chậu nhựa, tuy nhiên lại nặng, nêu treo nhiều chậu sẽ gây nặng giàn lan.

 

Phạm Đức Triều tâm sự: "Hiện tại em không đầu tư làm vườn hay giàn trồng lan rừng chuyên nghiệp. Em treo các giỏ lan rừng trên các gốc cây xoài cổ thụ trong vườn nhà, ở khuôn viên ngôi nhà. Cách làm này là để hướng cho cây theo kiểu tự nhiên như ở rừng để hoa đạt và đẹp hơn. Khi nào tới mùa hoa, em đưa vào treo trên thềm nhà để thưởng thức và ngắm...".

Chuẩn bị giá thể trồng lan, anh Triều cho biết có người cẩn thận dùng xốp, than, vỏ thông, rêu... để trồng. Còn anh trồng rất đơn giản, lót than gỗ ở dưới đáy chậu rồi bỏ vỏ thông to lên. Có 1 lưu ý là than gỗ cần chặt khúc như khúc mía với kích thước 1x2 cm và đặc biệt cần phải xử lý ngâm than gỗ trong nước từ 15-20 ngày rồi phơi khô mới đem vào dùng.

Cách trồng lan rừng vào chậu và bí quyết chăm lan phi điệp có suối hoa tím rịm cực đẹp của 9X Đắk Nông - Ảnh 6.

Một chậu lan rừng với những mầm lá mập mạp, rễ đâm tua tủa khoẻ khoắn của anh nông dân Phạm Đức Triều. Ảnh: NVCC

Cách trồng lan rừng vào chậu

-Cho giá thể  chậu, nên cho những giá thể có kích thước lớn như than gỗ xuống phần đáy trước, giá thể có kích thước vừa như vỏ thông ở trên. Dàn đều giá thể cho đến gần bằng mặt chậu. Đặt khóm lan rừng lên trên lớp giá thể, làm sao cho cây đứng thật vững, phần rễ tiếp xúc với giá thể là được. Bốc thêm chút giá thể bỏ vào xung quanh chậu cho đến khi gần đầy miệng chậu (cách miệng chậu 3-4cm), để gốc và rễ trơ ra một khoảng.

Cách trồng lan rừng vào chậu và bí quyết chăm lan phi điệp ra hoa tím tuôn dài miên man của 9X Đắk Nông - Ảnh 7.

Với những người yêu lan rừng, nhắc đến anh nông dân 9X Phạm Đức Triều là nhớ đến rèm hoa huyền thoại bên hiên nhà được ví như 4 mùa hoa nở. Mùa xuân có thềm hoa nghinh xuân (đai trâu) . Mùa hè có phi điệp - giáng hương tam bảo sắc- nhạn tháng 4- sóc. Mùa thu có quế tháng 8 ( quế lan hương). Ảnh: NVCC

 Khi mới trồng lan rừng chúng ta nên cắm cọc. Cọc này là để giúp cành lan được đứng vững vì nó khá mỏng manh, yếu ớt. 

Anh Triều  lưu ý, nên để chậu lan ở nơi mát mẻ, có độ ẩm cao, cho đến khi rễ non phát triển thì chuyển ra nơi sáng hơn.  Khi rễ cây phát triển mới bắt đầu bón phân.

Cách trồng lan rừng vào chậu và bí quyết chăm lan phi điệp có suối hoa tím rịm cực đẹp của 9X Đắk Nông - Ảnh 7.

Một chậu phi điệp tím trồng trong quả dừa khô trong vườn lan rừng của anh Triều. Ảnh: NVC

-Về bí quyết chăm sóc lan rừng nở hoa cực đẹp: 

 Anh Triều cho biết: Đầu mỗi mùa mưa anh Triều thường dùng phân gà viên nén (dynamic) của Bỉ + phân chì tan chậm của Nhật + phân trùn quế viên nén rồi trộn đều, đóng vào túi lưới rồi buộc lên phần trên của gốc để giò phong lan rừng "ăn" dần. Ngoài ra nếu có thời gian, có thể xịt bổ sung thêm phân bón trung vi lượng để cây hoa lan hấp thụ và phát triển thêm.

-Về cắt nước để ép hoa lan rừng phi điệp tím ra đều: Sau khi cây lan rừng đã thắt ngọn xịt bổ sung thêm phân bón lá với hàm lượng kali cao để màu hoa đẹp và bền. Khi cây lan rừng chuyển vàng và rụng lá là giai đoạn nghỉ của cây cũng là lúc cắt nước không tưới 1 tháng. Sau đó tưới đều trở lại trở lại mầm lan rừng lúc này đã nảy đều và theo đó hoa lan rừng Phi điệp tím cũng rất tự nhiên và đều đẹp...