Canh tác ngô đông bằng phương pháp làm đất tối thiểu

Trong sản xuất nông nghiệp, người xưa tổng kết “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”, thực tế chỉ mưa nhiều giai đoạn lúa con gái là giúp lúa đẻ nhiều, sinh trưởng nhanh. Ngược lại, mưa nhiều giai đoạn cuối vụ chỉ làm tăng thất thu do sâu bệnh phá hại.

Giải bài toán lao động nông nghiệp

Đầu vụ mùa năm nay mưa thuận gió hòa nên lúa khá tốt, giữa và cuối vụ mưa nhiều, đặc biệt các tỉnh khu vực phía Bắc đã tạo điều kiện cho nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại, nhất là chuột, rầy nâu, nhện gié, sâu đục thân, cuốn lá… Đặc biệt, rầy lưng trắng xuất hiện rất sớm và mang theo vi rút lùn lụi, gây thiệt hại trên nhiều ruộng lúa.

11-17-34_ngo-dong
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng cho cây ngô đông

Để bù đắp phần thất thu sản lượng lúa mùa do thời tiết và sâu bệnh gây hại, đồng thời chuẩn bị cho phát triển chăn nuôi những tháng cuối năm, các địa phương sớm triển khai chương trình đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông, trong đó cây ngô đông là cây trồng chủ lực.

Do lao động trẻ khỏe phần đông đã đi làm công nhân SamSung hoặc tham gia các lao động phi nông nghiệp khác, sản xuất nông nghiệp đang thiếu lao động trầm trọng, nhất là lao động thời vụ. Để sản xuất ngô đông theo phương pháp “làm đất tối thiểu” đạt hiệu quả cao, chúng tôi hướng dẫn bà con chăm sóc ngô đông bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển.

Đầu tháng 9/2017, đến xã Tiên Phong (Phổ Yên, Thái Nguyên), tuy chưa gặt lúa nhưng bà con đã chuyển phân chuồng ra đồng, ủ đống để chuẩn bị trồng ngô. Hiện nay, do nguồn phân hữu cơ không nhiều, thậm chí nhiều nơi còn thiếu trầm trọng nên phải sử dụng phân vô cơ để đáp ứng nhu cầu thâm canh cây trồng.

Trong các loại phân vô cơ hiện nay, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đủ các chất đạm, lân, kali và các chất trung, vi lượng rất cần thiết cho cây ngô.

Theo kết quả khoa học đã được chứng minh, công bố:

+ Đạm có vai trò quan trọng nhất, nó có thành phần trong cấu tạo tế bào, thành phần của protein, giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Thừa đạm lá xanh đen, ngô không có hạt, có nhánh, lá bi dài ra, râu trắng.

+ Lân giúp phát triển bộ rễ, tăng khả năng chống úng, hạn, chống rét, chống sâu bệnh và tăng phẩm chất hạt. Thiếu lân bắp đuôi chuột, cong queo, hàng hạt không thẳng, ngô chân chì, lá huyết dụ.

+ Kali quan trọng sau đạm, lượng cần xấp xỉ như đạm. Kali giúp ngô tăng khả năng quang hợp, tăng hút các chất dinh dưỡng, tăng vận chuyển các chất về hạt, tăng khả năng chịu rét, giảm sâu bệnh. Thiếu kali bắp nhỏ, dễ đổ, mép lá vàng, bắp đuôi chuột.

+ Canxi tăng cường vững chắc của tế bào, giúp hình thành lông hút ở bộ rễ và lưu thông tinh bột, hạn chế độc hại của sắt trong đất khi dư thừa, khử chua, ổn định quá trình dinh dưỡng của cây.

+ Magie là nhân tố quan trọng trong diệp lục, tăng cường khả năng quang hợp, có vai trò đồng hóa và vận chuyển photpho.

+ Silic giúp làm cho thành mạch vành tế bào dầy cứng tăng khả năng chống đổ và chống sâu bệnh.

+ Các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co... cây ngô cần một lượng nhỏ nhưng rất cần thiết. Nếu thiếu cây trồng sinh trưởng, phát triển kém và dễ mắc một số bệnh.  

Cách bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho ngô đông

Phân đa yếu tố NPK 5.10.3 bón lót với tổng lượng dinh dưỡng trên 58%, ngoài các chất đạm, lân, kali còn có CaO = 15%, MgO = 9%, SiO2 = 14%, S = 2% và các chất vi lượng Fe, Zn, Cu, B, Co, Mn…

- Phân đa yếu tố NPK 12:5:10 Văn Điển chuyên bón thúc có hàm lượng các chất dinh dưỡng là: 12% N, 5% P2O5, 10% K2O, 5% CaO, 2% MgO, 4% SiO, 11% S và các chất vi lượng khác.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển, do sử dụng lân nung chảy Văn Điển nên ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng, còn chứa các nguyên tố trung, vi lượng, bao gồm canxi, magie, silic, kẽm, đồng bo, modiphen… giúp cây ngô sinh trưởng, phát triển rất cân đối, nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh. Giúp bắp ngô múp, đều, bóng, mẩy hạt. Bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển bà con không cần phải bón thêm bắt cứ loại phân hóa học nào khác.

Thực tế ngoài sản xuất cho thấy, chưa có mấy ai thâm canh quá mức đối với cây ngô, đặc biệt với các giống ngô lai, song thực tế năng suất ngô thường tỷ thuận với mức đầu tư phân bón. Để đạt năng suất ngô hạt khoảng 200 - 250kg/sào, cần bón phân cho ngô như sau:

Bón lót: Mỗi sào bón 15 - 20kg phân đa yếu tố NPK 5:10:3 và khoảng 2 - 3 tạ phân phân chuồng ủ mục (nếu có), có thể bón trước khi trồng hoặc bón trước khi ngô có 3 lá.

- Trên những ruộng có thể cày bừa được thì sau khi cày tạo rạch, trộn phân NPK 5:10:3 với hữu cơ ủ mục, rải theo rạch, sau đó lấp đất kín phân rồi tra hạt.

- Trồng ngô theo phương pháp làm đất tối thiểu:

+ Trên chân ruộng cao, đất nhẹ, thoát nước tốt: Gặt cao gốc rạ, có thể trực tiếp tra hạt ngô vào gốc rạ.

+ Chân ruộng chưa tiêu hết nước: Cách 60 - 65cm, cày 2 xá cày ấp vào nhau rồi tranh thủ tra hạt hoặc trồng “mạ ngô” lên luống đất.

+ Sau khi ngô mọc mầm thì bón phân hữu cơ ủ mục trộn với đa yếu tố NPK 5:10:3, bón cách gốc 5 - 7cm, cuốc đất lấp phân và tạo rạch tiêu nước.

Bón thúc :

Mỗi sào bón 15 - 20kg phân đa yếu tố NPK 12:5:10. Bón thúc vào 2 đợt: Khi ngô 5 - 6 lá và khi lác đác có cây xoáy nõn loa kèn. Bón vào khoảng giữa 2 cây hoặc giữa 2 hàng ngô, vét đất lấp kín phân. Không nhất thiết phải vun gốc ngô.

+ Cây ngô sinh trưởng thân lá mạnh, bộ rễ khỏe, đặc biệt bộ rễ ngang và rễ chân kiềng, vì vậy, sau vụ lúa mùa phải bón nhiều phân cây ngô mới sinh trưởng khỏe và cho năng suất cao. Cần tận dụng các nguồn phân hữu cơ và ủ mục nhằm cung cấp chất mùn và nhiều chất trung, vi lượng, giúp cây trồng sinh trưởng khỏe và chống chịu sâu bệnh tốt.

+ Chăm bón cho cây ngô bằng phân đa yếu tố NPK Văn Điển là cùng một lúc đã cung cấp đầy đủ, cân đối 16 yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây ngô mà các loại phân bón NPK thông thường không có được, giúp cây ngô đạt năng suất cao, chất lượng tốt, ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Viết bình luận