Cây mắc ca là cây gì? Đặc điểm và Công dụng của hạt mắc ca

Cây mắc ca của Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế với sản lượng hạt macca xuất khẩu lớn. Macca là món ăn vặt với hương thơm như bơ, vị bùi ngậy ăn rất gây nghiện. Hạt macca cũng có nhiều công dụng tốt với sức khỏe: ngăn ngừa quá trình oxy hoá, đẹp da, tốt cho tiêu hoá…

1 Cây mắc ca là cây gì?

Mắc ca thuộc loại cây thân gỗ tên khoa học là Macadamia tập trung chủ yếu ở khu vực cận nhiệt đới. Cây mắc ca xuất hiện đầu tiên và trồng ở nước Úc. 

Cây mắc ca thuộc loại cây thân gỗ
Cây mắc ca thuộc loại cây thân gỗ

  • Cây mắc ca sinh trưởng tốt ở điều kiện khí hậu mưa ẩm và khô xen kẽ, loại cây này cũng có khả năng chịu hạn cao.
  • Cây mắc ca được trồng chủ yếu ở đất đỏ bazan hoặc nền đất đá ong, đất sét nặng. .
  • Tuổi thọ của cây mắc ca thường khoảng 40-60 năm, rễ cọc và tán cây rộng.

2 Đặc điểm cây mắc ca

Mắc ca là loại cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam. Loại cây này có một số đặc điểm nổi bật sau:

  • Rễ cây mắc ca: thuộc loại rễ chùm nên phần rễ cọc thường kém phát triển. Rễ cây tập ăn sâu xuống đất từ 0-30cm. Cây mắc ca phát triển rất nhanh, tán cây rộng nên khả năng chống bão kém.  
  • Thân cây mắc ca: là loại thân gỗ, màu nâu xám, vỏ nhám, khi trưởng thành có độ cao 15-20 mét. Trong điều kiện chăm sóc tốt tuổi thọ của cây mắc ca  có thể lên tới 100 năm.
  • Lá mắc ca: khá dày, màu xanh và hình bầu dục, mép lá lượn sóng có răng cưa, gân lá nổi rất dễ thấy.
  • Hoa cây mắc ca: màu trắng hoặc tím hồng, tùy vào giống cây. Hoa mắc ca là hoa lưỡng tính không thể tự thụ phấn, mỗi chuỗi có từ 200-300 bông.
  • Quả cây mắc ca: vỏ dày, mọc thành từng chùm. Khi còn non quả màu xanh, vỏ nhẵn. Sau khi chín quả chuyển sang màu nâu, vỏ khô và quả tự tách để lộ hạt màu trắng sữa.

Quả mắc ca khi chín chuyển sang màu nâu 
Quả mắc ca khi chín chuyển sang màu nâu 

Cây mắc ca được trồng ở đâu?

Cây macca được trồng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các nước có diện tích và sản lượng mắc ca nhiều nhất là: Úc, Mỹ, Braxin, Kenya, Việt Nam. 

Hiện nay mắc ca ở nước ta được trồng ở 23 tỉnh với khoảng 16.500ha trong đó Lâm Đồng, Đắk Lắk là nơi có diện tích cây mắc ca lớn nhất và đem lại giá trị cao. Hạt mắc ca ở nước ta đã được xuất khẩu ra thị trường các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Pháp.

3 Thành phần dinh dưỡng hạt mắc ca

Theo các tài liệu nghiên cứu khoa học mới đây, trong 28g hạt macca sẽ chứa khoảng 203 calo và các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như:

  • Protein 2,2g
  • Chất xơ 2,3g
  • Axit béo 16.8g
  • Vitamin B1 0.65g
  • Vitamin B3 0.65
  • Vitamin C 0.20g
  • Vitamin E 0.16g
  • Canxi 20mg
  • Magie 34mg
  • Photpho 56mg
  • Kali 103mg

4 Tác dụng của hạt mắc ca

Hạt mắc ca tốt cho tim mạch

Hạt mắc ca giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là chất béo không bão hòa có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu và giảm nguy cơ bị đột quỵ, đau tim. Vì vậy mỗi ngày chỉ cần ăn 14g hạt mắc ca giúp cơ thể giảm 10% lượng cholesterol xấu.

Hạt mắc ca chống oxy hóa 

Trong hạt mắc ca có chứa các chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn các tế bào gốc tự do. Chất chống oxy hóa giúp bạn đẩy lùi được một số bệnh mãn tính và cải thiện sức khỏe một cách đáng kể. 

Hạt mắc ca ngăn ngừa quá trình oxy hóa cơ thể
Hạt mắc ca ngăn ngừa quá trình oxy hóa cơ thể

Hạt mắc ca giảm nguy cơ tiểu đường

Hạt mắc ca chứa lượng đường rất ít, đồng thời chất xơ có trong hạt mắc ca vừa cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt nên với những ai đang mắc tiểu đường thì nên ăn hạt mắc ca.

Hạt mắc ca rất tốt cho đường ruột

Hạt mắc ca giàu chất xơ nên rất tốt cho đường ruột. Đặc biệt, loại hạt này có tác dụng kích thích lợi khuẩn khuẩn sản sinh ngăn ngừa tình trạng viêm đường ruột và giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về đại tràng. 

Giảm cân hiệu quả 

Nếu bạn muốn lấy lại vóc dáng thon gọn thì hãy bổ sung mắc ca vào chế độ ăn của mình. Loại hạt này ít chất béo, nhiều protein và chất xơ tạo cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Cải thiện sức khỏe não bộ

Trong hạt mắc ca có chưa tocotrienols giúp bảo vệ các tế bào não và tăng cường sức khỏe não bộ ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh như: Alzheimer và cải thiện trí nhớ.

Ngăn ngừa ung thư

Hợp chất flavonoid và tocotrienols có trong mắc ca giúp ngừa ngừa và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Một số nghiên cứu cho rằng khi ăn hạt mắc ca mỗi giúp bạn cải thiện sức khỏe đáng kể.

5 Quả mắc ca nấu được món gì?

Quả mắc ca giàu chất dinh dưỡng nên được sử dụng để chế biến một số món ăn. Tham khảo một vài gợi ý dưới đây để chế biến các mon ngon ngay tại nhà với hạt mắc ca nhé! 

  • Sữa hạt mắc ca
  • Súp bí đỏ và hạt mắc ca
  • Súp khoai lang và hạt mắc ca
  • Súp mắc ca, bơ và xoài
  • Salad mắc ca thập cẩm
  • Cá tẩm bột mắc ca chiên giòn
  • Tôm lăn bột dừa với hạt mắc ca
  • Bánh cupcake hạt mắc ca socola 
  • Kem chuối hạt mắc ca

Súp bí đỏ mắc ca ngon bổ dưỡng
Súp bí đỏ mắc ca ngon bổ dưỡng

6 Cách bảo quản hạt mắc ca

Cách bảo quản hạt mắc ca tốt nhất là sấy khô, với cách này sẽ giúp hạt mắc ca giữ được độ nguyên vẹn, độ ngon lâu hơn. Phương pháp bảo quản sấy khô sẽ có hai cách là sấy khô nhân tạo và sấy khô tự nhiên.

  • Sấy khô hạt mắc ca tự nhiên: được thực hiện bằng cách hong khô hạt trên các giá đỡ, dàn hạt để ở nơi có ánh nắng và thông thoáng… Tuy nhiên, với cách này chỉ áp dụng với số lượng ít và thời gian bảo quản ngắn từ 3-4 tuần. 
  • Sấy khô hạt mắc ca nhân tạo: phương pháp này sẽ sử dụng quạt điện hoặc lò sấy chuyên dụng, bảo quản số lượng lớn và thời gian lâu.

Hạt mắc ca sấy khô bảo quản trong hộp kín
Hạt mắc ca sấy khô bảo quản trong hộp kín

7 Lưu ý khi sử dụng hạt mắc ca

Hạt mắc ca tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng trong một vài trường hợp nó lại gây ra một số tác hại. Đặc biệt, với những người đang gặp tình trạng dưới đây thì không nên ăn hạt mắc ca.

  • Người có chức năng tiêu hóa kém: người già và trẻ nhỏ là những đối tượng không nên ăn quá nhiều hạt mắc ca. Vì có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi hoặc chướng bụng.
  • Người dị ứng các loại hạt: một số loại hạt hạt như óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân…đều có thể gây dị ứng cho những ai có tiền sử dị ứng các loại hạt.
  • Người bị đau họng, táo bón: cả hai trường hợp này đều hạn chế ăn hạt mắc ca. Vì mắc ca là loại hạt có hàm lượng bơ sữa cao nên có thể khiến tình trạng táo bón nặng hơn.

8 Giá hạt và cây giống mắc ca bao nhiêu?

Tuỳ vào size hạt và tuỳ mùa mà giá hạt mắc ca sẽ có sự chênh lệch và nhìn chung mức giá sẽ không cố định. Dưới đây là bảng giá hạt mắc ca mà bạn có thể tham khảo:

  • Hạt mắc ca tươi có giá từ: 69.000đ - 100.000đ/kg
  • Hạt mắc ca Đắk Lắk có giá từ: 71.000đ - 92.000đ/kg
  • Hạt mắc ca Lâm Đồng có giá từ: 85.000đ -100.000đ/kg
  • Hạt mắc ca Đắk Nông: 69.000đ - 95.000đ/kg

Ngoài ra, giá cây giống mắc ca ghép sẽ có giá từ 40.000đ – 60.000đ/kg cây. Giống cây mắc ca ghép sẽ cho thu hoạch sau 5 – 6 năm trồng.

Cây giống mắc ca tại vườn ươm
Cây giống mắc ca tại vườn ươm

Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã hiểu hơn về cây mắc ca và có cho mình sự lựa chọn khi trồng loại cây này. Đừng quên truy cập website của chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích về cây cối nhé!

Viết bình luận