Tây Nguyên có gần 0,5 triệu ha cà phê được trồng trên đất đỏ bazan, đất xám, cộng khí hậu ôn hòa rất thích hợp với cây trồng này.
Cà phê 8 năm tuổi tại xã Đur Kmăl, Krông Ana, Đăk Lăk sử dụng phân bón Văn Điển |
Tuy nhiên, sinh thái đất ở đây có những đặc điểm cần lưu ý để có những biện pháp chăm bón phù hợp nhằm khai thác lợi thế của đất đồng, thời khắc phục những hạn chế.
Hạn chế đất trồng cà phê ở Tây Nguyên là gì?
Là vùng đất cao trung bình (1.000m) so với mực nước biển, được hình thành từ sự phong hóa tro núi lửa phun trào cách đây hàng triệu năm. Bên cạnh những ưu điểm tầng đất canh tác dầy hàng mét, tơi xốp, thấm nước tốt, đồi xoải, hàm lượng đạm tổng số trong đất từ trung bình đến khá thì dinh dưỡng đất lại có những hạn chế như: Độ chua cao, pH dưới ngưỡng 4,2 nghèo đến rất nghèo lân, kali, canxi, magie, silic, bo, kẽm, mangan…
Đặc biệt, sau nhiều thập kỷ khai thác trồng cà phê đã lấy đi hàm lượng dinh dưỡng rất lớn, thêm vào đó là sự rửa trôi liên tục trong nhiều năm diễn ra đã làm đất mất cân đối dinh dưỡng, cụ thể là thiếu lân, kali, canxi, magie, silic cùng các chất vi lượng.
Mặc dù hàng năm các nhà vườn liên tục bón phân cho cây cà phê, song đáng tiếc là việc sử dụng nhiều loại phân có rất ít loại chất dinh dưỡng như supe lân, ure, kali, SA hoặc dùng NPK thông thường, các loại phân này cung cấp đơn lẻ một loại chất dinh dưỡng hoặc 3 - 4 loại, thiếu một loạt các chất dinh dưỡng như canxi, magie, silic, vi lượng càng làm cho đất thiếu trầm trọng.
Cây cà phê thừa đạm, thiếu các chất trung, vi lượng dẫn đến sinh trưởng phát triển yếu, giảm sức đề kháng, nhiễm các loại sâu bệnh, rụng trái non, trái chậm lớn, trái chín không đồng đều, năng suất chất lượng giảm, cây nhanh già cỗi.
Phân bón Văn Điển có gì đặc biệt với Tây Nguyên?
Thấy được những tồn tại trên nhiều năm qua tổng Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển tiên phong trong sản xuất cung ứng cho thị trường cả nước. Tại các tỉnh Tây Nguyên, phân bón đa yếu tố dinh dưỡng gồm lân nung chảy và đa yếu tố NPK rất phù hợp với cây trồng.
Phân đa yếu tố NPK 10.10.5 có thành phần dinh dưỡng N = 10%; P2O5 = 10%; K2O = 5%; CaO = 13%; MgO = 7%; SiO2 = 12%; S = 2% + vi lượng B, Ze, Mn, Co, Fe… tổng dinh dưỡng 59%.
Phân đa yếu tố NPK 10.10.5 dạng viên tan chậm, chuyên dùng bón lót lúc trồng mới và bón phục hồi cho cây cà phê sau thu trái. Với cà phê trồng mới, bón 0,4 - 0,6kg/hố cùng với 1 - 1,5kg lân Văn Điển trộn đều với đất ở trong hố trước đặt bầu 1 tuần.
Với cà phê kinh doanh sau thu trái xong cắt cành vượt, vệ sinh vườn tiến hành đào rạch xung quanh tán cây rải phân đa yếu tố NPK 10.10.5 lượng từ 1 - 1,5kg/gốc cùng với phân hữu cơ sau đó lấp đất và tưới nước.
Phân đa yếu tố NPK 10.10.5 giúp cà phê trồng mới nhanh bén rễ hồi xanh đồng thời dự trữ lân và các chất dinh dưỡng ở lớp đất dưới để cho cây ăn dần sau này, đối với cà phê kinh doanh giúp cho cây phục hồi nhanh sau thu trái để phân hóa tốt mầm hoa, ra hoa, đậu trái thuận lợi.
Phân ĐYT NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 5%; MgO = 2%; SiO2 = 4%; S = 11% + vi lượng B, Ze, Mn, Co, Fe… tổng dinh dưỡng 49%. Dạng viên tan trong nước, chuyên dùng bón thúc: Cà phê trồng mới năm thứ nhất, bón 1 - 1,5kg/gốc/năm. Năm thứ hai, bón 1,5 - 2kg/gốc/năm. Năm thứ 3, bón 2 - 2,5kg/gốc/năm, lượng phân trên chia bón 3 - 4 lần bón/năm.
Đối với cà phê kinh doanh đa yếu tố NPK 12.50.10 bón vào đợt đầu mùa mưa để nuôi trái lớn lượng từ 0,6 - 0,8kg/gốc đợt này bón kết hợp 1- 1,5kg lân Văn Điển để kích thích rễ phát triển làm cho cây khỏe hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng.
Phân đa yếu tố NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12%; CaO = 8%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S = 6% + vi lượng B, Ze, Mn, Co, Fe… tổng dinh dưỡng 61%. Dạng viên tan trong nước, dùng để bón đợt giữa mùa mưa, lượng bón từ 0,8 - 1,2kg/gốc, loại phân này cũng dùng để bón đợt cuối mùa mưa do cân đối đạm và kali nên kích thích trái lớn nhanh.
Đối với những vườn cà phê khó tưới đợt cuối mùa mưa nên bón phối hợp thêm lân Văn Điển lượng từ 1 - 1,5kg/gốc, cách bón vùi xa gốc 3 - 40cm để nâng cao hiệu suất của phân bón, cũng có thể bón trực tiếp trước khi trời mưa hoặc giải phân xong tưới nước, phân tan nhanh, cây hấp thụ dinh dưỡng được nhanh.
Sử dụng khép kín phân bón Văn Điển là giải pháp hữu hiệu nhất đối với cây cà phê tại khu vực Tây Nguyên, bởi cùng một lần bón phân là cung cấp cho cây đầy đủ 13 yếu tố dinh dưỡng cân đối, từ đạm, lân, kali, đến canxi (vôi) magie, silic, lưu huỳnh, bo, kẽm, mangan mà các loại phân bón đơn, NPK thông thường không có được.
+ Theo điều tra khảo sát của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, tại tỉnh Đăk Lăk, hộ sử dụng phân lân Văn Điển cho cây cà phê chiếm tới 53,5%, các địa phương khác trong vùng từ 35 - 47%. Những năm gần đây, cùng với phân lân, Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã cung ứng nhiều dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK có đầy đủ tất cả 13 yếu tố dinh dưỡng mà cây cà phê cần, xin giới thiệu cách chăm bón một số loại phân này cho cây cà phê. + Cà phê được bón phân Văn Điển lá dầy, xanh sáng bóng, thân cành vỏ nhẵn, cà phê trồng mới nhanh khép tán, cây khỏe, ít sâu bệnh, cà phê kinh doanh chùm trái dầy, sai quả, ít rụng trái non, lớn nhanh, quả chín đồng đều, ít sâu bệnh, năng suất cao, tỷ lệ nhân loại 1 đạt rất cao, tuổi thọ của cây kéo dài, giảm độ chua trong đất, cân bằng lại dinh dưỡng, nâng cao độ màu mỡ của đất. |
Viết bình luận