Trong quá trình sinh trưởng, cây trồng thường bị thiếu các chất dinh dưỡng khoáng cho các nhu cầu thiết yếu để phát triển và tạo ra năng suất, chất lượng nông sản. Các chất này cây không chỉ lấy từ trong đất bằng bộ rễ mà còn hấp thu qua lá từ những chế phẩm sinh học...
Bón lá phải đúng cách
Sử dụng chế phẩm sinh học AmBio sẽ giúp nhà nông tiết kiệm chi phí phân bón, đạt năng suất cây trồng cao...
Hòa chế phẩm sinh học AmBio với nước theo đúng nồng độ, liều lượng hướng dẫn trên bao bì vì pha đậm đặc quá dễ bị cháy lá, pha không đúng sẽ giảm hiệu lực của phân. Thời gian và số lần phun cũng phải tuân theo hướng dẫn, không lạm dụng quá mức có thể gây hại cây, hoặc giảm chất lượng nông sản.
Theo chuyên gia nông nghiệp Võ Hồng Ký, biện pháp cung cấp dinh dưỡng trên lá có ưu điểm: Rút ngắn quá trình di chuyển của các chất dinh dưỡng ở trong cây, vì dinh dưỡng hấp thu qua rễ cũng chuyển tới lá để tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp các chất; do được sử dụng trên lá mà nhiều loại hợp chất thiết yếu phức tạp như amino axit, vitamin (A, C, D…) cây vẫn có thê hấp thu được, nhờ đó mà nâng cao được hiệu quả kinh tế của việc bón phân; hơn thế diện tích lá của cây lại nhiều gấp hàng chục lần diện tích rễ cây.
Tuy nhiên hình thức hấp thu dinh dưỡng qua lá của cây có hạn chế về số lượng có thể hấp thu vào mỗi thời điểm, vì phụ thuộc vào dạng, nồng độ và pH của dung dịch dinh dưỡng và tuổi của lá cây trồng. Trong đó nồng độ dung dịch phân bón sử dụng có khả năng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của phân bón lá. Nồng độ thấp gây tốn công sử dụng, nồng độ quá cao có thể gây hại cho bề mặt lá và cây.
Theo chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Mạnh Hùng, chế phẩm sinh học AmBio trên thị trường hiện nay khá đa dạng về thành phần, tính chất và chủng loại. “Khi sử dụng chế phẩm sinh học, cần lưu ý thành phần, đặc điểm chế phẩm sinh học khác nhau thì hiệu quả tác dụng của sản phẩm khác nhau, có sản phẩm chuyên biệt cho từng cây trồng (cây công nghiệp, lúa - rau – màu, cây ăn quả...); có sản phẩm chỉ dùng cho từng giai đoạn sinh trưởng nhất định… Do đó, khi mua chế phẩm sinh học cần phải đọc kỹ tác dụng và hướng dẫn sử dụng in trên bao bì; tránh sử dụng sai, phun không đúng liều lượng, không đúng chủng loại cây trồng… gây lãng phí, tốn kém mà còn có thể dẫn tới hậu quả xấu (cháy lá, rụng hoa rụng quả…).
Việc sử dụng chế phẩm sinh học AmBio chứa các chất kích thích sinh trưởng với liều lượng cao, phun liên tục nhiều lần, không đảm bảo thời gian cách ly, hậu quả gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Không nên sử dụng chế phẩm sinh học AmBio khi đất bị khô hạn và trời nắng nóng. Nên phun buổi sáng, có nắng nhẹ, khoảng 8 đến 10 giờ sáng hoặc chiều mát là tốt nhất vì lúc này khí khổng lá mở nhiều dễ hấp thu phân, trời cũng chưa nắng gắt, nên phun ướt cả mặt dưới lá.
Dùng chế phẩm cho lúa
Theo các chuyên gia nông nghiệp, chế phẩm sinh học AmBio đã được khoa học và thực tiễn trong và ngoài nước chứng minh tính hiệu quả của nó. Việc sử dụng chế phẩm sinh học AmBio sẽ giúp nhà nông tiết kiệm chi phí phân bón mà vẫn đảm bảo đạt năng suất cây trồng cao với phẩm chất tốt, lãi nhiều... Vấn đề là người nông dân cần hiểu rõ thông tin về sản phẩm, chọn nhà sản xuất và sản phẩm có uy tín, sử dụng chế phẩm sinh học AmBio đúng yêu cầu kỹ thuật.
Nhà nông có thể tham khảo và sử dụng dòng sản phẩm Chế phẩm sinh học AmBio được hội đồng khoa học có thẩm quyền của Bộ NNPTNT công nhận hiệu quả và cho phép sử dụng rộng rãi trong sản xuất, sản phẩm do Công ty cổ phần Sản xuất công nghệ mới AmBio Việt Nam sản xuất và cung ứng.
Thời kỳ ngâm giống: Dùng 3 – 5ml chế phẩm (tương đương với 1 nắp chai chế phẩm) pha với 3 lít nước ngâm với lượng hạt giống vừa đủ cho đến khi hạt hút no nước rồi vớt ra ủ giống. Chú ý: Với thời tiết lạnh giá nên ngâm với nước ấm theo công thức 2 sôi 3 lạnh, ngâm 10 – 15 giờ, thời gian còn lại ngâm nước bình thường.
Thời kỳ mạ non: Sau khi gieo mạ, thấy mạ có lá thật (sau gieo khoảng 4 – 7 ngày, tùy điều kiện thời tiết). Dùng 5ml chế phẩm pha với 15 – 16 lít nước phun đều 1 lượt.
Sau cấy từ 10 – 15 ngày: Dùng 5ml chế phẩm pha với 15 lít nước phun đều 1 lượt. Thời kỳ này cây lúa sinh trưởng, phát triển mạnh, bắt đầu đẻ nhánh do đó cứ cách 7 ngày phun 1 lượt, phun 2 – 3 lần liên tiếp. Thời kỳ đón đòng: Dùng 5ml chế phẩm pha với 15 lít nước phun đều 1 lượt.
Thời kỳ trổ bông ổn định: Dùng 5ml chế phẩm pha với 15 lít nước phun đều 1 lượt, phun 2 lần - mỗi lần cách nhau 7 ngày.
Viết bình luận