Các loài thuộc họ chè nói chung và các loài thuộc chi trà (chè) nói riêng đã được con người ( người Việt Nam) sử dụng từ bao đời nay với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng có mấy ai biết được giá trị thực của cây trà mà hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng: Sau nhiều năm nghiên cứu mới đây một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã được công bố về giá trị vô cùng đặc biệt của “cây trà với tác dụng chữa bệnh” của một số loài trong chi Camellia:
– Tiến sĩ John Welsburger – thành viên cao cấp của tổ chức sức khoẻ Hoa kỳ phát biểu: “Dường như những thành phần chứa trong trà có khả năng làm giảm nguy cơ một số bệnh mãn tính như đột quỵ, truỵ tim và ung thư”.
– Theo một số nghiên cứu ở Hà Lan, những người uống 4-5 tách chè đen hàng ngày giảm 70% nguy cơ đột quỵ so với những người chỉ dùng 2 tách hoặc ít hơn. Đó chính là do chất flavonoid có trong chè đen đã ngăn ngừa sự vón cục nguy hiểm của tiểu huyết cầu trong máu – nguyên nhân dẫn đến hầu hết các chứng đột quỵ và các cơn đau tim. Loại chè đen nhắc đến trên đây là một thứ đã lên men trong quá trình.
– Y học cổ truyền của Trung Quốc đã tổng kết 9 tác dụng chính của lá chè:
(1) Trong lá chè có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipit trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (cholesterol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt);
(2) Nước sắc lá chè xanh có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng và tác dụng được duy trì trong thời gian tương đối dài;
(3) Nước sắc lá chè xanh có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu;
(4) Phòng chống ung thư;
(5) Hưng phấn thần kinh;
(6) Lợi tiểu mạnh;
(7) Chống ôxy hóa;
(8) Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn;
(9) Ngoài ra, lá chè còn có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp.
Một số loại thuốc đã được bào chế từ Trà Hoa Vàng
Cũng theo sách đã dẫn ở trên: lá trà là một loại sản phẩm dưỡng sinh được nhiều người ưa chuộng nhờ tác dụng chống mệt mỏi, giúp tinh thần tỉnh táo, tăng cường chức năng tiêu hóa, lợi tiểu, giải độc của nó.
Một nghiên cứu khác về công dụng trà (chè) cho thấy dùng trà mang lại hiệu quả gần 90% trong việc ngăn ngừa chứng sạm da – một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư da. Đặc biệt fluoride chứa trong trà giúp men răng vững chắc và ngăn ngừa sự mục răng. Ở Nhật Bản, các thí nghiệm đã khẳng định trà có tác dụng diệt một số loại vi khuẩn đường miệng có hại cho răng và lợi. Nắm bắt điều này, các nhà sản xuất kem đánh răng đã tung ra thị trường hàng loạt các sản phẩm chứa chiết suất từ trà và ngay lập tức được người tiêu dùng chấp nhận và hưởng ứng. Gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện hoạt chất epigallocatechin gallate (EGCG) trong trà xanh có tác dụng ngăn HIV bám vào tế bào miễn dịch khoẻ mạnh. Khám phá mới có thể đưa tới những phương pháp mới chống lại căn bệnh nguy hiểm này.
Một số ví dụ cụ thể khác: Camellia japonica được dùng để chữa bệnh chảy máu, rễ của Camellia oleifera có thể chữa gãy xương và bỏng, Camellia chrysantha và Camellia longipedicellata được dùng trong điều trị bệnh lỵ.
Riêng về “Trà hoa Vàng”, những kiểm nghiệm dược lý đầu tiên tiến hành trên đối tượng là động vật đã cho kết quả hết sức khả quan. Trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối U đến 33,8%.Trong khi y học cho rằng chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư. Ngoài ra, nó giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu mà nếu dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33.2%. Hơn thế, trà hoa vàng còn có tác dụng làm giảm tới 36.1% lượng lipoprotein trong máu, cao hơn 10% so với các liệu pháp chữa trị sử dụng tây dược hiện nay. Đối với những biểu hiện xơ cứng động mạch do lượng mỡ trong máu cao thì sử dụng các chế phẩm từ trà hoa vàng là một cách chữa trị rất có hiệu quả. Sau khoảng 20 ngày những biểu hiện bệnh lý sẽ giảm hẳn. Trà hoa vàng còn rất tốt cho bệnh cao huyết áp vì khả năng làm giảm và điều hoà huyết áp của nó. Pha 1-2 ml tinh chất từ Camellia nitidissima trong 100 ml nước, uống như chè hàng ngày có thể chữa được rất nhiều bệnh. Báo cáo tổng kết trên đối tượng là người tình nguyện cho thấy thức uống này có thể chữa được chứng táo bón nếu sử dụng trong vòng 1 tuần; uống liên tục trong khoảng 3 tháng có thể giúp hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Nó có thể thay phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư như ung thư tuyến bạch huyết ngay cả ở giai đoạn cuối đem lại kết quả hết sức khả quan. Bên cạnh đó, một số bệnh về đường hô hấp, bài tiết (chứng tiểu khó và vàng), khí thũng hay co thắt dạ con ở phụ nữ đều có thể sử dụng thức uống này như một phương pháp chữa trị đơn giản lại sớm mang lại kết quả. Sở dĩ trà hoa vàng có nhiều công dụng như vậy là vì trong thành phần của nó có chứa các nguyên tố như Se, Ge, Mo, Mn, V, Zn và một số nguyên tố khác có tác dụng trong việc bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa ung thư, củng cố tính đàn hồi của thành mạch, điều hoà các enzyme hoạt hoá cholesterol.
Trong công trình nghiên cứu “To demonstrate the medical treatment and health protection value of GOLDEN CAMELLIA”giáo sư Chen Jihui và Wu Shurong đã đưa ra các kết luận, bằng chứng chứng minh cho tác dụng chữa bệnh của trà hoa vàng dựa trên các thí nghiệm lâm sàng được tiến hành trong một thời gian dài. Tác dụng chữa bệnh của trà hoa vàng đã được hơn 120 nhà khoa học của thế giới khẳng định một lần nữa tại Hội nghị quốc tế về Camellia chrysantha được tổ chức ở Nam Ninh, Trung Quốc vào năm 1994.
Trung Quốc đã xây dựng Vườn Camellia Quốc tế; trồng nhân tạo vùng trà hoa vàng nguyên liệu rộng hàng chục hécta; nghiên cứu thành công các chế phẩm và sản xuất, xuất khẩu hàng loạt dược liệu và thực phẩm chức năng làm từ trà hoa vàng như Superior tea, Golden Camellia… Một chai Golden Camellia trị giá khoảng 4,76 triệu đồng.
Trong khi đó, Việt Nam đã phát hiện trà hoa vàng gần một thế kỷ nhưng công tác bảo tồn chưa được chú ý, việc nghiên cứu ứng dụng hầu như còn bỏ ngỏ” – TS Ninh băn khoăn và khuyến cáo không chỉ 2 loài trà hoa vàng có tên trong Sách đỏ Việt Nam mà hàng chục loài trà hoa vàng khác đều đang trong tình trạng nguy cấp.
Do đó nơi nào phát hiện được thì phải bảo tồn. Ông Hải cũng rất lo lắng khi những cây trà hoa vàng quý hiếm ở Vườn Quốc Gia Tam Đảo bị người dân địa phương khai thách và bán cho thương lái Trung quốc với giá cao.
Bởi số cá thể trong tự nhiên còn rất ít và phạm vi phân bố hẹp nên các nhà khoa học thế giới rất quan tâm đến loài cây này. Cả trăm nhà khoa học đã đến Việt Nam dự hội thảo, nghiên cứu về trà hoa vàng và có người đã đề nghị hợp tác nghiên cứu bảo tồn.
Theo TS Ninh, trước mắt chủ yếu là bảo tồn tại chỗ, đồng thời nghiên cứu di thực về trồng khảo nghiệm tại vườn Quốc gia Tam Đảo… về lâu dài, cần tập trung nhân giống (giâm cành…) để trồng với qui mô lớn.
Viết bình luận