Đào Thất Thốn hay đào Tiến Vua được biết đến là loại cây chỉ các bậc vua chúa hay quan lại, nhà giàu thời xưa mới được thưởng thức. Vậy giống hoa đào này có điểm gì đặc biệt? Hãy cùng viencaygiongtrunguong tìm hiểu về ý nghĩa Đào Thất Thốn, kỹ thuật trồng và địa chỉ mua hạt Đào Thất Thốn uy tín.
Thông tin về cây đào Thất Thốn
Cây đào Thất Thốn Bonsai là loại đào cổ, hiếm và có sức sống mãnh liệt. Tên khoa học là Prunus Persica,thuộc họ Hoa Hồng. Tuổi thọ của cây có thể tính bằng chục năm. Để cây trổ mã thì tối thiểu phải mất 10 năm. Nếu chăm sóc tốt, cây hoa có thể sống đến 40 năm.
Dáng cây đào Thất Thốn lùn, nhỏ. Chiều cao cây chỉ chừng 1m. Gốc cây xù xì, mốc meo mang đậm dáng vẻ cổ kính. Thân cây rắn chắc và mập mạp. Vỏ cây có màu tím mận chín khi được bóc ra.
Cây có điểm đặc biệt là có thể ra hoa ở gốc, cành và thân cây. Có cây hoa mọc ở sát mặt đất, cũng có cây ủ nụ vài năm mới nở hoa. Cũng có cây không lá, không chồi, không hoa, nụ hoa đen nhưng ẩn sâu trong đó là những nụ hoa chờ đâm chồi nảy lộc. Cây đào Thất Thốn bonsai càng nhiều hoa thì càng nhanh phai tàn và ngược lại, càng ít hoa thì hoa càng bền. Nếu bạn có sở thích ngắm hoa vào ban đêm bạn sẽ nhận ra rằng có mùi hương thoang thoảng. Đây là điểm mà các giống đào khác không có.
Sắc hoa cũng có điểm đặc biệt hơn các loại đào khác. Màu hoa đỏ tươi tựa màu máu kết hợp với nhị hoa màu vàng rực mang đến vẻ đẹp lạ. Hoa đào mọc thành từng chùm, không nở cùng 1 lúc mà nở từng bông một và sẽ mọc trùm lên nhau. Bông hoa khi nở có kích thước lớn và đều nhau. Kích thước hoa khi nở thường là 4 – 5cm. Khi hoa tàn không rụng cánh như các giống đào khác mà vẫn nguyên ở trên đài hoa. Cánh hoa đào dày, mọc kép, 1 bông có thể có đến 30 – 50 cánh hoa.
Lá cây hình mác, kích thước lớn, dài và dày, màu xanh thẫm, mọc chìa đều ra xung quanh cành. Mầm hoa nhọn và cứng cáp như lưỡi kiếm. Đào Thất Thốn cực kỳ sai hoa. Mỗi thốn đào có thể cho vài chục bông hoa cùng lúc hoặc lên đến trăm bông cùng một lúc. Quả đào hình cầu có đầu nhọn. Hạt quả hình bầu dục có đầu nhọn, vân lồi lõm.
Thất Thốn có vẻ đẹp tinh tế cùng sắc, hương đặc biệt mà không loại đào nào có được nên thời gian gần đây được săn lùng bởi các đại gia yêu hoa. Cách “chơi” đào là phải nguyên cả chậu cây chứ không “chơi” cành như các loại đào khác. Vì vậy, những chậu cây đào Thất Thốn bonsai được săn đón ráo riết.
Để được đánh giá là một chậu cây đào đẹp cần phải có đầy đủ những đặc điểm sau:
- Tổng thể cây phải hài hòa, bắt mắt. Cây phải ở thế đứng, rễ tỏa đều gốc.
- Gốc cây phải to hơn thân, nổi sần, có điểm xuyết huyệt sẹo.
- Thân nở to, thuôn dần đến ngọn và nối liền với gốc.
- Cành to ở phần đầu và nhỏ dần về phần đuôi. Cành cong theo hình dích dắc và chĩa theo các phương hướng khác nhau.
- Mật độ nụ trên cây vừa phải. Nụ cùng hoa hợp thành khối tam giác.
Cây đào Thất Thốn được trồng ở đâu?
Cây đào Thất Thốn bonsai là thứ hoa được tôn làm vương giả trong các loại hoa đào. Hiện nay, cây được trồng ở 2 địa điểm. Đó là Nhật Tân – Hà Nội và Đà Lạt.
Đặc điểm đào Thất Thốn Nhật Tân:
- Nõn là đào màu xanh phớt đỏ sậm. Lá ngắn và nhỏ hơn đào Đà Lạt.
- Cành và thân đào cứng và giòn nên khó uốn, nhất là khi đã hóa mộc.
- Thân cây có nhiều vảy sẹo. Vỏ thân cây hóa mộc có màu nâu sậm.
- Hoa kép, cánh nhỏ, màu đỏ sậm và thường ra hoa tập trung vào dịp Tết.
- Cây hoa đào tự thụ phấn, không cần thụ phấn chéo với giống đào khác.
Đặc điểm đào Thất Thốn Đà Lạt:
- Lá cây lớn và dài hơn đào thường. Lá cây dài 10 – 20cm, rộng 1.5 – 2cm. Lá cây đào Thất Thốn Đà Lạt mọc chen nhau nên tán cây thường rất rậm.
- Nõn lá màu xanh.
- Khoảng cách giữa 2 lá đào Đà Lạt ngắn. Trong điều kiện ánh sáng thường thì mỗi 1cm lại có 5 – 7 lá.
- Mỗi năm cây có cành và thân phát triển dài thêm được khoảng 3 – 5cm.
- Cành và thân đào cứng và giòn nên khó uốn, nhất là khi đã hóa mộc.
- Thân cây có nhiều vảy sẹo. Vỏ thân cây hóa mộc có màu xám.
- Sắc hoa màu hồng lợt với 5 cánh hoa, một vòi nhị cái, khoảng 25 cuống và túi phấn hoa.
- Trổ hoa vào dịp Tết nhưng khoảng thời gian kéo dài và rải rác.
- Quả lớn, đường kính trung bình từ 4 – 6cm. Quả màu vàng có má hồng sậm. Hạt nhỏ hơn đào thường. Vỏ mỏng, ít lông. Cây đào Thất Thốn Đà Lạt rất sai quả.
- Cây tự thụ phấn, không cần thụ phấn chéo với giống đào khác.
Kỹ thuật trồng đào Thất Thốn
Cách ươm hạt đào Thất Thốn
Đào Thất Thốn có thể nhân giống bằng cách ghép, chiết và gieo hạt. Tuy nhiên, cây giống được ươm từ hạt dễ chăm sóc và có tuổi thọ cao hơn. Vì vậy, dưới đây Nhà vườn Ngọc Lâm xin chia sẻ với bạn cách ươm hạt giống cây này.
Khi chọn hạt giống bạn nên chọn hạt từ những quả mẫu mã đẹp, tròn đều, không bị vẹo để đảm bảo cây con có sự sinh trưởng tốt. Mất thời gian khoảng 2.5 tháng hạt mới nảy mầm. Đặc biệt là tỷ lệ nảy mầm của cây này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nên cây giống thường có giá khá đắt. Khi mầm cây sinh trưởng thành một cặp lá thì tách từng mầm vào nuôi trong bầu đất bọc ni lông. 3 tháng sau khi cây cao 20cm thì đem trồng ra đất.
Tiêu chuẩn đất trồng
Cây hợp nhất là đất thịt được đánh lên, phơi nỏ nắng, không còn lại chút chất chua nào trong đất.
Thời gian trồng
Đào Thất Thốn có thể trồng làm nhiều vụ trong năm. Nhưng thời điểm tốt nhất để trồng là vào mùa xuân (tháng 2 hoặc tháng 3) và mùa thu (cuối tháng 9 đầu tháng 10).
Chọn giống đào
Cây giống đào Thất Thốn trước khi đem trồng cần phải được chọn lựa khắt khe. Cây giống thường phải đảm bảo các tiêu chí như: cây cao khoảng 20cm, cây giống khỏe mạnh, không có dấu hiệu sâu bệnh, cây được đặt trong bầu đất và đã có rễ đâm xuyên qua bầu.
Cách chăm sóc cây đào Thất Thốn
Tưới cây
Giống đào Thất Thốn rất kén nước tưới, cây chỉ ưa nước sạch. Nếu dùng nước giếng khoan, nước ao, hồ tưới cây là cây sẽ chết ngay.
Ngay sau khi trồng cần phải được tưới nước ngay để cây nhanh phục hồi. Tuy nhiên, đào Thất Thốn là giống cây không chịu được ngập úng nên chỉ tưới nước vừa đủ, không tưới đẫm quá. Trong mùa khô, khi quả đang lớn và sắp chín cần phải cung cấp đủ nước cho cây bằng cách tưới 2 lần/ 1 ngày vào lúc sáng sớm hoặc trời mát.
Bón phân
Đào Thất Thốn là giống cây có sức sống mãnh liệt. Đất càng cằn cỗi cây càng cho hoa đẹp và thắm sắc. Bởi vậy, khi bạn bón nhiều chất dinh dưỡng thì cây dễ bị chết. Tuy nhiên, để đảm bảo độ sinh trưởng, phát triển của cây cần bón phân như sau:
+ Giai đoạn sau khi trồng: sau khi trồng khoảng 30 ngày cần tưới phân bổ sung để kích thích rễ mới phát triển. Giai đoạn này cần dùng phân hữu cơ bón vào gốc với hàm lượng 5 – 10kg phân hữu cơ + 0.5kg vôi bột.
+ Giai đoạn phát triển thân lá: sau 5 tháng trồng là thời điểm cây phát triển thân, cành và tạo tán. Lúc này cần bổ sung chất dinh dưỡng để cây phát triển tốt về sau. Dùng phân hữu cơ bón cho cây từ tháng 2 – tháng 9. Mỗi lần bón cách nhau khoảng 15 – 20 ngày. Khi bón cần cách gốc khoảng 30 – 50cm sau đó phủ lớp mỏng đất bột, rơm hoặc lá cây mục lên trên. Tránh phủ quá dày hoặc quá sát gốc sẽ làm cây mắc bệnh thối gốc và bệnh xì mủ. Cùng với bón phân, bạn nên thường xuyên làm sạch cỏ vườn để hạn chế các loại sâu bệnh.
+ Giai đoạn sau thời gian chơi hoa Tết: muốn cây cho ra hoa tốt vào mùa sau bạn cần chuyển đào ra trồng trong đất với tỉ lệ đất – phân bón là 4:1.
Ánh sáng
Cây đào Thất Thốn giống là giống đào ưa sáng. Bạn cũng có thể trồng cây ở nơi ánh sáng bán phần. Nhưng để cây sinh trưởng tốt nhất thì nên cung cấp đầy đủ ánh sáng cho cây.
Cắt tỉa cây
Giống đào Thất Thốn đã có dáng đẹp tự nhiên. Vì vậy, không cần phải cắt tỉa tạo thế quá nhiều cũng đã có những cây dáng đẹp. Tuy nhiên, khi trồng đào vào chậu bonsai thì các nghệ nhân trồng đào thường tạo dáng cho cây theo dáng hình nấm, các thế bonsai truyền thống (thế trực, thế hoành, thế xiên, thế nửa thác và thế huyền nhai) và dáng cành phát triển vươn ngang tự nhiên.
Khi tỉa cây bạn cần lưu ý là cành và thân đào Thất Thốn cứng và giòn nên khó uốn, nhất là khi cây đã hóa mộc. Vì vậy, từ khi trồng đào đến tháng 6 âm mỗi tháng cần cắt tỉa nhẹ vài lần cho cây. Đồng thời trong quá trình cắt tỉa cần kết hợp uốn và tạo hình tán cây.
Các bệnh thường gặp
Đào Thất Thốn thường gặp các loại sâu bệnh như:
– Rệp muội: rệp muội thường sống ở ngọn non, cuống lá, mặt dưới lá. Khi rệp hút nhựa cây sẽ làm cây kém phát triển, khô héo và rụng hoa, lá. Đồng thời chất bài tiết của rệp là thức ăn và môi trường sống của nấm bồ hóng làm giảm năng suất và chất lượng của hoa. Chất thải của rệp muội còn là thức ăn cho kiến đỏ và kiến đen làm cây cằn cỗi, lá vàng, cho ra kém và cây chết dần khi rễ bị hỏng nặng.
Khi phát hiện cây bị rệp muội cần cắt bỏ những cành bị rệp, cành già, dọn sạch cỏ, lá cây rụng để tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển tốt, hạn chế rệp. Vào mùa nắng thì bạn có thể dùng vòi phun nước vào chỗ có nhiều rệp để loại bỏ bớt rệp và tăng độ ẩm trên cây.
– Sâu đục ngọn: loại sâu đục ngọn này thường gây hại vào các đợt lộc phát triển khoảng 5 – 10cm làm ngọn bị héo rũ. Cách phòng trừ sâu đục ngọn rất đơn giản. Đó là trong quá trình cắt tỉa sau một đợt lộc.
– Nhện đỏ: nhện đỏ làm lá bị biến dạng gây ảnh hưởng nhiều đến độ sinh trưởng của cây. Khi nhiều nhện đỏ thì nó sẽ tấn công cả cành non làm cành khô và chết. Khi bị nhện đỏ cần phải tăng cường bón thêm phân lân và kali,đồng thời tỉa bỏ những cành lá không cần thiết để cây luôn được thông thoáng.
– Bệnh xoăn lá: bệnh này do nấm Taphoina Deformans Berk Tul gây nên. Nấm thường xâm nhiễm vào ngọn lá hoặc mép lá làm một phần hoặc cả lá chuyển màu xanh xám và dày lên. Sau đó những phần này sẽ xoăn lại và biến thành màu đỏ. Cuối cùng lá chuyển nâu và rụng. Nếu bệnh nặng có thể làm chết cây. Để phòng trừ bệnh xoăn lá cần hái bỏ và đốt sạch lá bệnh. Đầu xuân phun hợp chất vôi – lưu huỳnh cho cây, mỗi lần cách nhau khoảng 7 – 10 ngày. Phun 2 – 3 lần liên tiếp.
– Bệnh thủng lá: do vi khuẩn Xanthomonas Pruni Dowson hoặc nấm Cercospora Circumscissa Sacc xâm nhiễm. Dấu hiệu bệnh là lá và chồi xuất hiện các đốm nhỏ. Sau đó lan rộng thành các đốm tròn màu tím hoặc nâu đen, rìa đốm bệnh là các đường viền màu vàng. Cuối cùng các đốm bệnh khô lại, nứt mép và gây ra rụng lá. Nên tăng cường phân hữu cơ và thường xuyên cắt tỉa cành để loại bỏ những cành bệnh. Đặc biệt là không trồng đào lẫn với các cây khác để tránh lây bệnh.
– Bệnh chảy gôm: trường hợp này do nấm Phytophthora gây ra. Khi có sương muối, sâu đục vỏ, đất quá chặt, nhiệt độ quá thấp hoặc chăm sóc cây quá kém sẽ làm vỏ cây bị tổn thương, tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và làm tinh bột trong tế bào cây chuyển thành dịch nhựa và chảy ra liên tục. Khi cây đã nhiễm bệnh cần cạo bỏ hết những vết chảy nhựa rồi bôi một lượt dầu bảo vệ chỗ thương tổn trên cây để cây có thời gian hồi phục.
Cây Đào Thất Thốn bonsai là loại hoa quý đại diện cho mùa xuân. Đó là tất cả các thông tin về ý nghĩa, cách trồng đào Thất thốn sau tết và cách cho đào thất thốn ra hoa của giống cây đào Thất Thốn Bonsai. Nếu bạn đang quan tâm về giống đào này đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi nhé.
Tư vấn & đặt hoa tết : 𝟎𝟗𝟔𝟖𝟎𝟔𝟕𝟗𝟎𝟓
---------------------------------------
Nhóm sỉ hoa tết: https://zalo.me/g/lxlxnj454
𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞/Zalo:0968067905 -0373.156.111- 0962.454.799 - 0961.284.001 - 0963.643.451
Địa chỉ:khu31ha, Nguyễn Mậu tài, TT Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
Website: viencaygiongtrunguong.com
Lưu ý: Vì vườn em đông khách nên nhắn tin zalo bên em trả lời nhanh hơn ạ.
Viết bình luận