Cây Dừa xiêm xanh lùn được trồng ở các tỉnh miền Trung chạy dài đến Cà Mau, ra tận các đảo xa. Vùng ven biển nhiều loài cây ăn trái khác không thể mọc được, cây dừa vẫn tươi tốt.
Cây Dừa ưa thích đất có kết cấu tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng các chất dễ tiêu cao, đất không quá phèn với độ pH từ 4,8 trở lên là có thể trồng tốt. Trên vùng đất bạc màu cần cung cấp nhiều phân hữu cơ cho cây dừa để đạt năng suất và chất lượng cao.
I. Đặc tính giống dừa xiêm xanh lùn
- Cây Dừa xiêm xanh lùn được trồng ở các tỉnh miền Trung chạy dài đến Cà Mau, ra tận các đảo xa. Vùng ven biển nhiều loài cây ăn trái khác không thể mọc được, cây dừa vẫn tươi tốt.
- Cây Dừa ưa thích đất có kết cấu tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng các chất dễ tiêu cao, đất không quá phèn với độ pH từ 4,8 trở lên là có thể trồng tốt. Trên vùng đất bạc màu cần cung cấp nhiều phân hữu cơ cho cây dừa để đạt năng suất và chất lượng cao.
- Cây có tính chống chịu khô hạn, ngập úng, mặn và gió bảo tốt.
- Thời gian cho trái: sau 24-30 tháng sau khi trồng.
- Năng suất: Dừa xiêm xanh lùn cho năng suất trung bình từ 200-300 trái/cây/năm.
II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc dừa xiêm xanh lùn
1. Chuẩn bị hố trồng
Đối với dừa thì không cần phải đắp mô mà trồng thấp vì vậy phải chuẩn bị hố trồng với kích thước 0,6 m x 0,6 m x 0,4 m mục đích là tiết kiệm nước cho cây hấp thu. Mỗi hố trồng sử dụng từ 10-20 kg phân hữu cơ ủ hoai, 0,5kg phân lân trộn đều với lớp đất mặt sau đó lấp lại rồi trồng cây. Ở vùng đất thấp cần phải đắp mô để tránh bị đọng nước cục bộ cho cây. Mô có kích thước từ 60-80cm, cao từ 20-30cm
2. Khoảng cách trồng
Khoảng cách trồng tùy theo độ màu mỡ của đất. Vùng đất màu mỡ, mưa nhiều, không có các yếu tố bất lợi của môi trường nên trồng thưa hơn so với vùng đất không màu mỡ và khí hậu khô hạn. Khoảng cách khuyến cáo 7x7m.
3. Cách trồng cây con
Đào một lỗ có kích thước bằng trái dừa trên mô hay trong hố, bón lót 50 g phân DAP để cho cây nhanh ra rễ, sau đó đặt cây dừa xuống và lấp đất khoảng 2/3 trái. Vùng đất khô hạn (hoặc trồng vào mùa khô) thì lấp đất ngang với cây con.
4. Chăm sóc cây con
- Tưới nước: Cây dừa giống sau khi trồng rất cần nước, nếu giai đoạn này thiếu nước nhiều ngày cây sẽ chết. Vì vậy, để giữ đủ ẩm cho cây ta nên dùng rơm, rạ, cỏ khô tủ gốc cây trong mùa nắng và khoảng 2-3 ngày tưới 1 lần tùy vào ẩm độ của đất.
- Trồng dặm: Sau 15 ngày phải đi kiểm tra và trồng dặm nếu có cây chết.
- Làm cỏ: Dọn sạch cỏ dại xung quanh mô hay hố không để cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng với cây dừa sẽ làm cho cây dừa chậm lớn.
- Trồng xen: Trong giai đọan cây dừa chưa mang trái nên trồng xen canh các loại cây trồng khác để tăng thêm thu nhập như cây họ Đậu, Cam, Chanh, Chuối,....
6. Bón phân
Việc bón phân cho cây dừa ở giai đoạn kiến thiết cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển của cây, giúp cây phát triển nhanh, rút ngắn thời gian cho trái. Công thức phân bón giai đoạn này theo tỷ lệ N:K là 3:1:1; 100g/cây/lần và 2 tháng bón/lần. Tuy nhiên có thể tăng thêm lượng phân và số lần bón cho các vùng đất kém dinh dưỡng. VD mỗi tháng bón 1 lần khoảng 80g/cây.
7. Quản lý Sâu bệnh hại
BỌ CÁNH CỨNG HẠI DỪA (Brontispa longissima)
+ Nhận diện: Lá non bị cháy khi còn chưa bung ra. Chúng ẩn nấp ở giữa khe lá, vạch lá Dừa non ra sẽ thấy cả ấu trùng và thành trùng của bọ Dừa, cả 2 đều gây hại.
+ Gây hại: Lá bị mất diệp lục, cháy đọt non và làm cây chết ở bất kỳ giai đoạn nào, nặng nhất là giai đoạn cây nhỏ
+ Quản lý
Bọ Dừa rất khó tiêu diệt bằng thuốc hóa học vì thuốc sẽ không thấm sâu hay tiếp xúc với bọ Dừa. Thuốc chỉ có tác dụng ngăn ngừa nhằm mục đích xua đuổi như Dầu khoáng SK Spray 99, Thiamethoxam (Actara), SecSaigon, Dragon, …
Sử dùng lưới đánh cá mắc nhỏ để giăng bẫy trên ngọn Dừa
Sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học là thành công và hữu hiệu nhất, trong tự nhiên có thể có các loại ký chủ sau: Bọ đuôi kìm, ong ký sinh, Nấm xanh, …
ĐUÔNG DỪA (Rhynchophorus ferrugineus)
+ Nhận diện:
Dừa bị khô đọt, các tàu lá dễ bị gãy rụng trên những bẹ của tàu lá bị gãy có những vết cắt hay đục thủng. Đuông trưởng thành có màu nâu sậm cánh cứng, miệng nhai có vòi, không gây hại mà chỉ đẻ trứng vào vết đục của Kiến Vương hay Chuột hoặc trên lá non của cây, trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng đục vào phần ngọn non của cây (củ hủ Dừa) để gây hại.
+ Gây hại: Cây bị chậm sinh trưởng, bị nặng cây Dừa sẽ chết.
+ Quản lý: Cũng như bọ cánh cứng, Đuông Dừa rất khó tiêu diệt, có thể áp dụng bằng nhiều biện pháp sau
----Giăng lưới (lưới bắt cá) để bắt Đuông và Kiến Vương
----Phun thuốc ngăn ngừa nhằm mục đích xua đuổi như Dầu khoáng SK Spray 99, Thiamethoxam (Actara), SecSaigon, Dragon, …
Nguồn tin: agriviet.com
Viết bình luận