Cây Mít tứ quý loại giống cây dễ trồng, ra trái quanh năm, chịu hạn tốt, ít công chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn. Loại Mít này cho nhiều múi, ít sơ, cơm vàng nghệ, dày giòn, ngọt và khô ráo, giòn. Thích hợp ăn tươi hay sấy khô. Mít nghệ tứ quý ra hoa quanh năm mà không cần phải xử lý thuốc kích thích ra hoa.
1.Mô tả giống mít tứ quí
Cây Mít tứ quý giống được nhân giống theo hình thức ghép gốc mít hạt với cành cây mít tứ quý giống, với đặc tính của nhân giống vô tính cây con luôn mang tất cả các đặc tính tốt nhất của cây mẹ. Đây là loại giống cây dễ trồng, ra trái quanh năm, chịu hạn tốt, ít công chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn. Loại Mít này cho nhiều múi, ít sơ, cơm vàng nghệ, dày giòn, ngọt và khô ráo, giòn. Thích hợp ăn tươi hay sấy khô. Mít nghệ tứ quý ra hoa quanh năm mà không cần phải xử lý thuốc kích thích ra hoa.
* Đặc điểm hình thái
Mít là cây gỗ cứng, lõi to có màu vàng ưa chuộng để đóng tủ, bàn ghế, đồ mỹ nghệ. Cây có thể cao 20m. Lá dài, rộng, mọc cách, bìa lá thẳng.
Hoa chùm, trên thân chính và cành to, là cây đơn tính đồng chu. cuống to, không cánh, dính vào nhau thành cụm hoa kép. Hoa đực chín trong phân sau đó rụng, hoa cái được thụ phấn thì phát triển thành trái, quả kép.
* Đặc điểm sinh thái
Đây là loại giống cây dễ trồng, ra trái quanh năm, chịu hạn tốt, ít công chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn. Trái mít nhiều múi, ít xơ, cơm dày giòn và ngọt nên rất triển vọng. Mít Tứ quý thích hợp với khí hậu nóng ẩm chịu được hạn không chịu ngập úng, thích ứng với nhiều loại đất kể cả những vùng đất cằn cỗi nhất.
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống mít tứ quí
* Thời vụ trồng
Cây mít có thể trồng quanh năm. Tốt nhất nên trồng đầu mùa mưa để nhẹ công chăm sóc, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.
* Phương thức và mật độ trồng
- Mật độ và khoảng cách: Mít Tứ quý có thể trồng ở mật độ dày 4x5m hoặc 5x5m cho 1 cây (400-500 cây/ha). Sau khi khai thác quả được 5 – 7 năm có thể chặt bỏ cây ở giữa để đảm bảo độ thông thoáng 7-8m/ cây.
* Làm đất, bón lót và trồng cây
- Đất bằng phẳng phải xẻ rãnh sâu ít nhất 30 - 40cm để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 - 70cm. Đất có độ dốc 5% không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm. Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.
- Bón lót: 0,5kg vôi bột, 0,3kg super lân, 10kg phân chuồng hoặc trấu mục...
- Cách trồng:
+Đất bằng phẳng trồng trên mô cao 40 - 70cm .
+ Đất có độ dốc khoảng 5% trồng mặt bầu ngang bằng với mặt đất.
+ Đất dốc hơn 7% trồng thấp hơn mặt đất 20-30cm.
+ Móc lỗ sâu và to hơn bầu cây, dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bỏ rễ cọc bị xoắn lại. Đặt bầu vào lỗ và rút nhẹ túi đựng bầu ra và lấp đất lại. Nếu đất khô phải tưới cho cây, dùng cọc cắm cố định cho cây khỏi ngã đổ.
* Kỹ thuật chăm sóc
- Khi trồng xong phải đậy phủ xung quanh gốc để che cỏ dại, chống xói mòn vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô.Tháng đầu nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, giảm 4-5 ngày/lần. Từ năm thứ hai tưới vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn. Mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.
- Bón phân
+ Phân hữu cơ: Phải đào sâu xung quanh hay một phần tán cây để bón.
Năm 1: Cuối mùa mưa 8kg 30cm 20cm x 20cm
Năm 2: Đầu mùa mưa 15kg 80cm 25cm x 20cm
Năm 3: Đầu mùa mưa 25kg Rìa tán cây 30cm x 25cm
Năm 4: Thu hoạch xong 35kg Rìa tán cây 30cm x 25cm
Năm 5: Thu hoạch xong 45kg Rìa tán cây 30cm x 25cm
+ Phân hóa học: Trước khi bón phân hóa học nên phân tích mẫu đất để quyết định lượng và loại phân phù hợp, đáp ứng đủ yêu cầu dinh dưỡng của cây...
- Chú ý: Bón nhiều Lân và Đạm vào cuối thời kỳ cây nuôi trái. Bón phân hóa học kết hợp với phân chuồng ở những giai đoạn tương ứng. Bón phân cho cây trước khi ra hoa cần dựa vào kinh nghiệm xử lý ra hoa và các dự báo về thị trường ở thời kỳ thu hoạch.
3. Phòng trừ sâu bệnh hại giống mít tứ quí
* Bệnh hại
- Bệnh thối nhũn: Cây con ở vườn ươm có độ ẩm cao, quá rậm rạp dễ bị bệnh và bệnh lây lan rất nhanh. Bệnh có thể do nấm Rizoctonia solani, Sclerotium, Pythium gây nên. Trên thân gốc và bề mặt cây có nhiều hạch nấm tròn to, nhỏ dầy đặc và lây lan nhanh. Làm teo gốc, phần non chết.
+ Phòng bệnh: Sử dụng phân oai mục, tạo thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt, xử lý nguyên vật liệu trong vườn ươm bằng các loại thuốc như Kitazin, Rovral, Ridomyl ...
+ Trị bệnh: Viben C 50 BTN, Bonanza 100 DD, Score 250 EC, Tilt 250 ND.
- Bệnh thối gốc, chảy nhựa: Vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loại sâu hại là cơ hội tốt cho nấm Phytopthora xâm nhập. Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch chảy rỉ, vỏ vùng gốc bị thối, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt, khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun như Ridomyl, Aliette.
* Sâu hại
- Sâu đục thân, cành: Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá, trái non như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC…
- Ruồi đục quả: Do loài dacus sp, đẻ trứng vào quả già, gây thối nhũn quả. Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc quả hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec...
- Sâu đục quả: Gây hại nặng làm giảm chất lượng và sản lượng. Quả có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm. Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao quả vào cuối giai đoạn quả rụng sinh lý.
- Ngài đục quả: Chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn quả chín. Phòng trị giống sâu đục quả.
4. Thu hoạch, sơ chế giống mít tứ quí
Thu hoạch từ 90 – 120 ngày sau khi trổ hoa. Mít Tứ quí tự chín ở nhiệt độ bình thường, quả mít có thể để lâu trong 6 tuần ở nhiệt độ 11 – 13 độ C. Bình thường để được 7 – 10 ngày.
Nguồn tin: nongnghiep.vn
Viết bình luận