Lợn Yorkshire: Có nguồn gốc từ vùng Yorkshire nước Anh, hiện lợn được nuôi ở hầu khắp thế giới. Lợn Yorkshire có khả năng thích nghi tốt hơn các giống lợn ngoại khác. Lợn Yorkshire có lông trắng tuyền, tai đứng, trán rộng, ngực rộng, ngoại hình thể chất chắc chắn, nuôi con khéo, chịu được kham khổ, chất lượng thịt tốt, khả năng chống chịu stress cao. Con đực có khối lượng trưởng thành khoảng 300 - 400 kg, con cái 230 - 300 kg.
Vị trí :
Nên bố trí chuồng nuôi ở địa thế nhận được nhiều nắng buổi sáng (theo hướng đông hoặc đông nam). Địa điểm dựng chuồng trại thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển, chăm sóc và có rào, tường tách biệt với nơi sinh hoạt của gia đình, khu dân cư, các nơi sinh hoạt công cộng.
Chuồng trại phải được che chắn mưa tạt, gió lùa, gió lộng, nắng nóng buổi trưa. Nên trồng cây xanh xung quang để tạo bóng mát và chắn gió.
Yêu cầu vệ sinh :
Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm nên sử dụng các loại vật liệu xây dựng chuồng trại ít dẫn nhiệt ; đồng thời, thực hiện công việc vệ sinh thường xuyên hàng ngày, định kỳ sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi ít nhất 15 ngày một lần ; ngaoif ra, cần sát trùng vào các thời điểm : chuyển heo lẻ bầy nuôi thịt, chuẩn bị bắt heo mới về và sau mỗi đợt xuất bán.
Các hóa chất thông thường dùng sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, khu vực xung quang chuồng trại là nước vôi 20% (pha 20 kg vôi sống trong 100 lít nước để quét vách, cửa và các phần khác của chuồng), các loại thuốc sát trùng như : TH4, Pacoma, Virkon' S, Biodin, Lindores... Lưu ý khi dùng bất kỳ loại thuốc sát trùng nào cúng đều pahir thực hiện đúng và đầy đủ hướng dẫn của nơi sản xuất ghi trên nhãn của loại thuốc sát trùng đó.
Kết cấu chuồng trại:
- Nền chuồng
Cần đắp cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất là 20 cm để tiện thoát nước, tránh ẩm thấp. Nền cần xây móng vững chắc, tráng xi măng hay lót tấm đan đảm bảo không bị sụp lở, không bị ẩm hay đọng nước. Không nên tráng nền quá láng để tránh heo bị trợt té nhưng cũng không quá nhám khó dọn phân, rửa chuồng. Nền có độ nghiêng 1 - 2% về phía mương thoát (tức có độ dốc 1 - 2 phân cho mỗi mét tới) để nước dội rửa chảy thoát nhanh, mau ráo. Mương thoát nước cần thường xuyên dọn sạch sẽ để thoát phân, nước rửa chuồng và các chất thải về nơi xử lý (hố ủ phân, hố chôn, ao sinh học, ủ biogas...)
- Vách và cửa chuồng
Nên làm vách ngăn các ô chuồng bằng song cây, song sắt để tạo môio trường thông thoát, hạn chế xây vách bằng gạch để giảm nóng ; nếu xây vách bằng gạch thì nên chừa các khe hở như hông gió. Chiều cao của vách từ 0,8 – 1 mét là phù hợp.
Cửa chuồng heo cần rộng và thiết kế sao cho tiện lợi trong việc đóng mở lúc ra vào chăm sóc và di chuyển heo khi cần. Chất liệu làm cửa phải vững chắc vì heo có thói quen cắn phá phần cửa, tốt nhất là làm cửa song sắt.
- Kích thước ngăn chuồng
Nhằm thuận tiện chăm sóc, thông thường độ sâu thích hợp của ngăn chuồng (từ vách phía ngoài cửa đến vách trong đối diện) từ 2,5 - 4 mét tùy điều kiện xây dựng.
Nhu cầu về diện tích cho heo thịt các lứa tuổi như sau : heo từ 2-3 tháng tuổi cần khoảng 0,5 m2/con ; heo từ 3 tháng đến lúc xuất chuồng cần 0,8 - 1 m2/con.
Tuỳ khả năng xây dựng và quy mô nuôi để thiết kế, xây dựng trại với các ngăn chuồng theo kiểu trại 1 dãy, 1 hành lang chăm sóc và 1 hệ thống mương thoát nước, chất thải ở phía sau hoặc kiểu trại 2 dãy, 1 hành lang chăm sóc giữa 2 dãy và 2 hệ thống mương thoát dọc theo hai bên trại.
- Mái chuồng
Ở nông thôn, dùng mái lợp lá hoặc tranh là thích hợp nhất vì chi phí thấp và tạo môi trường thoáng mát cho heo. Thông thường mái chuồng cao khoảng 2,5-3 mét ; nếu lợp tôn kẽm, tôn fibro xi-măng, tôn nhựa tổng hợp thì nên tăng độ cao để giảm bớt sức nóng. Ngoài ra, trong các tháng mùa khô nên có biện pháp giảm nóng như : phun nước trên mái chuồng, lắp đặt hệ thống ống nước phun sương, quạt thông gió trong chuồng nuôi.
- Xử lý phân và nước thải
Cần có biện pháp xử lý phân và nước thải tốt để chuồng, trại luôn được sạch sẽ, ngăn chặn mầm bệnh lưu tồn và hạn chế ô nhiễm ô trường. Tuỳ điều kiện mỗi nơi, có thể làm hầm ủ phân hay ủ khí sinh học (biogas) bằng hầm xây hoặc túi nhựa để diệt các loại ký sinh trùng trong phân, nước thải, có thêm nguồn phân chuồng tốt cho cây trồng và khí đốt tại chỗ.
Vật dụng cho ăn và uống :
- Máng ăn
Tuỳ theo điều kiện riêng và quy mô chăn nuôi, có thể sử dụng các loại máng ăn bằng sành, gỗ và tiện lợi hơn hết là sử dụng các loại máng ăn bán tự động để tiết kiệm công lao động.
- Máng uống
Tốt nhất là sử dụng các loại núm uống tự chảy vì cung cấp nước thích hợp với nhu cầu uống nước trong từng lúc của heo nên giúp heo tăng trưởng, sinh sản thích hợp ; đồng thời còn giúp tiết kiệm nước, công lao động, thuận tiện cho việc pha thuốc, chất bổ sung dinh dưỡng đúng liều lượng và giúp chuồng trại khô sạch hơn. Núm uống được lắp đặt ở độ cao cách nền chuồng từ 25-40 cm, mỗi núm uống có thể sử dụng chung cho 5-7 heo.
Dinh dưỡng - thức ăn:
Nhu cầu dinh dưỡng của heo gồm nhiều chất ; loại cần nhiều loại cần ít ; tuy nhiên, yêu cầu chung là đầy đủ và cân đối. Nguồn dinh dưỡng chính cho heo được cấp qua khẩu phần hàng ngày và một số chất bổ sung trộn thêm vào thức ăn hoặc pha trong nước uống hoặc theo đường tiêm. Có thể phân chia các loại thức ăn theo chức năng dinh dưỡng cho heo như sau :
- Loại thức ăn chứa nhiều chất bột đường
Chất bột đường có chức năng chính là cung cấp năng lượng để heo hoạt động và một phần để tạo mỡ. Gạo, tấm, bắp, khoai mì, khoai lang, cám ... là các loại thức ăn chứa nhiều chất bột đường. Trong khẩu phần, chất bột đường chiếm tỷ trọng cao nhất từ 70 - 80% tùy giai đoạn tăng trưởng của heo.
- Loại thức ăn chứa nhiều chất đạm
Chất đạm có chức năng chính là giúp heo tăng trưởng và sinh sản. Thức ăn chứa nhiều đạm có thể chia làm 2 loại : Loại có nguồn gốc từ động vật như : bột cá, cá khô, cá tươi, tôm, cua, còng, ruốc, bột thịt công nghiệp. Loại có nguồn gốc từ thực vật như : đậu xanh, đậu nành, bánh dầu phộng, bánh dầu đậu nành, bánh dầu dừa ... Trong khẩu phần, chất đạm chiếm khoảng 12 – 23 % tùy giai đoạn tăng trưởng, sinh sản.
- Loại thức ăn chứa nhiều chất xơ
Chất xơ có chức năng chính là giúp heo dễ tiêu hóa và cấp thêm môt số vitamin (sinh tố) và chất khoáng. Các loại rau như rau muống, rau lang, bèo, các loại quả, bột cỏ … là thức ăn chứa nhiều chất xơ. Tỷ lệ sử dụng trong khẩu phần không cao ; thường chỉ khoảng 3 – 5%.
- Loại thức ăn cung cấp các yếu tố dinh dưỡng bổ sung :
Các yếu tố dinh dưỡng bổ sung bao gồm : các loại vitamin, các loại khoáng, men (enzym), a-xít a-min, a-xít béo … tuy chiếm tỷ lệ rất thấp trong khẩu phần nhưng không thể thiếu vì các chất này liên quan đến quá trình chuyển hóa tất cả các chất dinh dưỡng khác, giúp cho heo sinh trưởng, sinh sản điều hoà và luôn có sức đề kháng tốt. Thức ăn bổ sung chiếm khoảng 1 – 3% trong khẩu phần.
Các loại thức ăn cung cấp các yếu tố dinh dưỡng bổ sung như : bột vỏ sò, bột xương (cung cấp nhiều chất vôi, lân), các chế phẩm được chế biến tổng hợp (thường gọi chung là prémix) cung cấp các loại khoáng như : vôi, (Ca), lân (P), muối (NaCl), đồng (Cu), kẽm ( Zn), sắt (Fe), măng-găng (Mn), ma-nhê (Mg), ... và các loại vitamin như : A, D, E, K, B1, B6, B12, PP, ...v...v.
Chăm sóc:
Tiến trình nuôi heo thịt có thể chia làm 3 giai đoạn như sau :
Giai đoạn từ 15 - 30 kg (heo con)
Giai đoạn này heo lớn rất nhanh nên cần đầy đủ các chất dinh dưỡng ; vì vây, cần cho heo ăn đúng sức. Mặt khác, heo conrất nhạy cảm với các thay đổi đột ngột từ thời tiết, thức ăn, cách cho ăn, chuyển chuồng nuôi … nên dễ bị “stress” ; vì vậy, cần duy trì cách chăm sóc và sử dụng khẩu phần thức ăn ổn định, nếu phải thay đổi thức ăn thì cần chuyển dần từ ít sang nhiều. Giai đoạn này nên sử dụng khẩu phần thức ăn có mức năng lượng trao đổi khoảng 3.000 Kcal/kg, tỷ lệ đạm 17%. Nên cho ăn 5 – 6 lần trong ngày. Ngoài ra, nên định kỳ 2-3 ngày liên tiếp mỗi tuần trộn trong thức ăn hay pha trong nước uống một trong các loại thuốc kháng sinh như Oxytetracyclin, Tetracyclin, Flumequine, Colistin ... để phòng bệnh tổng quát. Nên bổ sung các chế phẩm có chứa men tiêu hoá trộn vào thức ăn để tăng khả năng hấp thu, chuyển hoá các chất dinh dưỡng.
- Giai đoạn từ 30 - 60 kg (heo lứa) :
Giai đoạn này heo thường ít bệnh do đã có sức chống chịu mạnh hơn giai đoạn trước, lúc này heo hấp thu thức ăn cao, tốc độ tăng trưởng nhanh. Nên sử dụng khẩu phần thức ăn có mức năng lượng trao đổi khoảng 2.900 Kcal/kg, tỷ lệ đạm 15% và nên chia số lần cho ăn khoảng 4 lần trong ngày. Vẫn nên áp dụng cách định kỳ pha trộn thuốc phòng bệnh như giai đoạn trước và bổ sung men tiêu hoá trong thức ăn.
- Giai đoạn từ 60 kg đến xuất chuồng (heo vỗ béo) :
Ở giai đoạn này heo có khuynh hướng tạo mỡ nhiều hơn ; do vậy, mức năng lượng trao đổi trong thức ăn cần ít hơn hai giai đoạn trước ; cụ thể năng lượng trao đổi trong thức ăn chỉ cần khoảng 2.800 Kcal/kg, tỷ lệ đạm 13%. Số lần cho ăn trong ngày nên định kỳ 3 bửa và tiếp tục sử dụng thường xuyên men tiêu hoá trộn trong thức ăn.
Chúc bà con thành công!
Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.
Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ CAO - HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc: Khu 31ha, Ngõ 237, Đường Ngô Xuân
Quảng, TT Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội
HOTLINE - 0432161283/0978073003/ 0942760699/0962454799
Email: nongnghiepcongnghecaovietnam@gmail.com
Website chính: http://giongcaytrongcongnghecao.com/
http://nongnghiepcongnghecaovietnam.blogspot.com/
Bình luận
Luella - 10/26/2016 01:37:48
Wow, this is in every recspet what I needed to know.