Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Đu Đủ cho năng suất cao

1. Làm đất trồng

Đất chọn trồng đu đủ phải là đất thoát nước tốt và giàu mùn đủ chất dinh dưỡng, thoáng và giữ nước tốt mới có hiệu quả cao.

Trước khi trồng nên định thành luống có bề rộng 2m - 2,5m và rãnh luống lên để sâu 30cm để thoát nước. Trên luống định hố trồng với khoảng cách 2 - 2,5m

Hố đào kích thước 40 x 40cm , mỗi hố bón lót 15 - 20kg phân chuồng hoại mục, 0,5 - 1kg super lân; 0,5kg vôi bột, 0,2 - 0,3kg sunfat kali. Trộn đều phân với đất lấp hố và vun thành nấm cao 25 - 30cm; bán kính 25 - 30cm để trồng.

đu đủ

 
 Thời vụ trồng đu đủ khác nhau tùy thuộc vào từng vùng cũng như vào mục đích thu hoạch quả làm rau vào thời kỳ nào ( tháng 2-4, hoặc vụ thu - cuối mùa mưa, vào tháng 9-10 ).

Sau khi trồng cần tủ gốc cho cây, tưới đủ ẩm cho cây nhanh bén rễ hồi phục.

2. Bón phân cho đu đủ

Đu đủ cho quả quanh năm, vì vậy cần chú ý bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây nuôi quả, ra hoa. Ngoài việc bón lót trước khi trồng cần bón thúc cho cây các loại phân hữu cơ, đạm, lân, kali trong đó chú ý đến lân và kali.

- Lượng phân bón cho 1 cây 1 năm như sau:

* Năm thứ nhất: phân chuồng 10-15kg, đạm ure 400 - 500g; supe lân 0,5 - 1kg; kalisunfat 0,2 - 0,3kg.

du đủ

 * Năm thứ hai: Phân chuồng 10 - 20kg; đạm ure 300 - 400g; supe lân 1 - 1,5kg; kalisunfat 0, - 0,4kg.

- Thời gian bón cho cây nên ở các thời kì sau:

* Sau trồng 1,5 - 2 tháng hoặc vào tháng 3 - 4 hàng năm. Bón toàn bộ phân chuồng, 30% phân lân, 30% phân đạm

* Khi cây ra hoa: 30% đạm; 30% lân; 50% kali

* Sau khi thu hoạch lứa đầu (sau trồng 7 - 8 tháng) bón 40% đạm; 40% lân và 50% kali.

Khi bón cần xăn đất, rải phân và kết hợp với vun gốc lấp phân cho cây. Có thể chia lượng phân bón thành nhiều lần, mỗi đợt bón kết hợp với làm cỏ, chăm sóc và vun gốc cho cây.

3. Chăm sóc cây đu đủ

Vì đu đủ có bộ rễ ăn nông, cây dễ đổ do mưa bão và khả năng chịu úng ngập rất kém vì vậy trong chăm sóc cần chú ý đến việc làm cỏ, vun gốc cho cây, chống đổ do gió bão và khơi rãnh thoát nước cho vườn. Ở những nơi mùa đông lạnh cần chú ý bao giữ quá trên cây bằng bao tải hoặc các vật liệu che chắn khác để tránh sương  muỗi cũng như giá lạnh. Cần chú ý thụ phấn bộ khuyết cho hoa để quả nhanh lớn, chất lượng quả tốt.

Phòng trừ sâu bệnh cho đu đủ cần chú ý các loại sâu bệnh sau:

- Sâu hại: Rệp sáp hại quả, lá non dùng Bi-58 0,1 - 0,2%; Wofatow 0,1 - 0,2% 0,1 - 0,2%; nhện và các côn trùng môi giới truyền bệnh hoa lá như nhện đỏ, rệp, rẫy, bọ nhậy... bằng Kenthane 0,3%; Decis 0,1%.

- Bệnh hại: Trên đu đủ bệnh thường xuất hiện bệnh thối cổ rễ của cây do đất quá ẩm, thoát nước kém. Phòng bệnh bằng cách khơi rãnh và tiêu nước cho vườn.

Các loại bệnh virus ( còn gọi là các bệnh hoa lá ) gây cho cây bị xoăn ngọn, chùm ngọn, thoái hóa lá. Đây là các bệnh nguy hiểm rất khó chữa trị vì vậy khi cây bệnh phải nhổ bỏ cây bệnh và xử lý đất. Phòng bệnh là chủ yếu, bằng việc tăng cường dinh dưỡng cho cây, cải tạo vườn, khơi thoát nước tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển.

4. Thu hoạch

Tùy thuộc vào giống, nhu cầu thu quả, vùng đất trồng mà định thời gian thu hoạch khác nhau.

+ Thu quả chín: thu hoạch khi quả trên cây đã có vết vàng trên vỏ quả ở phần đỉnh quả. Không thu hoạch vì nấm quá khó chín, chất lượng quả kém. Dùng dao cắt sát cuống quả để lại khoảng 1cm từ gốc quả, đặt quả nhẹ nhàng trong các sọt tre có lót rơm hoặc thùng cacton và cần phải vận chuyển nhẹ nhàng tránh xây xát.

đu đủ

 + Thu quả xanh: Thường thu hoạch khi quả đã được một kích cỡ nhất định từ 0,5 - 0,8kg khi quả vẫn còn xanh, vỏ quả còn trơn, bóng. Cần chú ý xác định thời điểm và có quả thu để cây luôn ra hoa, ra quả và năng suất quả xanh cao.

+ Thu hoạch nhựa: Khai thác nhựa đu đủ chủ yếu từ quả trên cây, dùng dao hoặc cật trê rạch lớp vỏ của quả và hứng thu lấy nhựa. Nhựa sau khi thu cần để nơi mát và tiến hành rửa, phơi sấy ngay.

Mỗi cây đu đủ ở năm thứ nhất có thể thu từ 100 - 200g nhựa khô (lượng nhựa khái thác được trên một cây tương đương với 0,7 - 1,0% trọng lượng quả). Thời gian thu nhựa nên vào 9 - 10h và 3 - 4h hàng ngày.

Viết bình luận