Làm giàu ở nông thôn: "Gái" đảm "bắt" đất cằn “đẻ ra vàng”

Nhiều năm trở lại đây, người dân sinh sống ở thôn Văn Yên, xã Mường Thải đã ăn nên làm ra, cuộc sống ổn định. Sự thay đổi đó chính là nhờ người nông dân đã biết chuyển đổi cây trồng trên đất dốc kém hiệu qủa trong sản xuất sang trồng cây ăn quả có múi. Gia đình bà Lê Thị Nga là một trong những hộ tiêu biểu khi phát triển cây cam Vinh trên đất dốc, mỗi năm vườn cây của gia đình bà cho thu lãi hàng trăm triệu đồng.

lam giau o nong thon: "gai" dam "bat" dat can “de ra vang” hinh anh 1

 Bà Nga kiểm tra sản phẩm cam Vinh để chuẩn bị thu hoạch.

Bà Nga cho biết: Trước kia tôi trồng ngô, nuôi lợn nhưng cây ngô không phát triển được trên vùng đất cằn, bạc màu, cộng với giá không được cao, lợn cũng mất giá, đời sống lúc đó khó khăn lắm. Tôi thấy nhiều hộ dân ở huyện Mộc Châu trồng cam Vinh mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên tôi quyết định chuyển sang trồng cam trên 1ha nương rẫy. Cây giống tôi mua từ Hưng Yên lên trồng nên chất lượng luôn được đảm bảo, ít bị sâu bệnh. Để tiện lợi cho việc chăm sóc cam, tôi mua máy bơm, hút nước từ suối cạnh nương tưới cho toàn bộ vườn cây. Sau 1 thời gian ngắn, vườn cam của gia đình phát triển xanh tốt và cho sai trĩu quả.

lam giau o nong thon: "gai" dam "bat" dat can “de ra vang” hinh anh 2

Với đức tính cần củ, chăm chỉ trong lao động sản xuất, vườn cam Vinh của gia đình bà sai trĩu quả.

Để có đủ kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc vườn cây, bà Nga trực tiếp xuống học hỏi kinh nghiệm các mô hình cam Vinh của nhiều hộ dân ở Mộc Châu (Sơn La) học tập để áp dụng vào vườn cam của mình. Trong quá trình chăm sóc cam, bà Nga dùng phân NPK, đầu trâu, đạm, phân chuồng bón cho cây trồng. Bởi vậy, mà vườn cây của gia đình bà từ khi trồng đến hiện tại, cây nào cây nấy đều xanh mơn mởn, ít bị sâu bệnh.

 

lam giau o nong thon: "gai" dam "bat" dat can “de ra vang” hinh anh 3

Từ khi chuyển sang trồng cam Vinh, cuộc sống của gia đình bà Nga đã có của ăn của để, sắm được nhà cao cửa rộng.

Theo bà Nga: “Sau một vụ thu hoạch quả, tôi phải cắt tỉa cành khô đi, để lại những cành khỏe mạnh để năm tiếp theo cây cho quả tiếp và tiếp tục bón phân thúc phân NPK, phân hữu cơ, tạo điều kiện cho cây bù đắp lại chất dinh dưỡng sau một thời gian dài nuôi quả.

Từ lúc tôi chuyển sang trồng cam Vinh đến giờ, thu nhập của gia đình cao gấp 5 lần so với trồng ngô, nuôi lợn, đời sống kinh tế đã dư giả và có của ăn của để. Cứ vào vụ thu hoạch cam rất nhiều tiểu thương đến tận vườn tôi thu mua, nên năm nào cũng bán được giá cao và ổn định. Hiện, 1kg cam Vinh, tôi bán tại vườn với giá 20.000 đồng/kg, bình quân một năm sau khi trừ các chi phí, tôi thu lãi khoảng 300 triệu đồng”.

lam giau o nong thon: "gai" dam "bat" dat can “de ra vang” hinh anh 4

 

Viết bình luận