Mới đây, Sở NN-PTNT Lào Cai phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Tổ chức Helvetas Việt Nam tổ chức hội thảo "Đối thoại chính sách phát triển dược liệu theo hướng chuẩn hóa tại Việt Nam và tỉnh Lào Cai".
Theo Bộ Y tế, nước ta hiện có khoảng 206 loài cây thuốc có giá trị khai thác, hàng năm cung cấp khoảng 10.000 - 20.000 tấn dược liệu. Việc SX thuốc từ dược liệu không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, chất lượng dược liệu và thuốc đông y còn nhiều bất cập. Tình trạng dược liệu nhập không rõ nguồn gốc, chất lượng không đạt chuẩn, dược liệu giả được trà trộn với dược liệu thật vẫn diễn ra phổ biến.
Mô hình trồng dược liệu tại huyện Bắc Hà (Lào Cai) |
Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 800ha diện tích cây trồng dược liệu, bao gồm đương quy, cát cánh, chè dây, actiso, đan sâm, xuyên khung, được trồng tập trung tại các huyện Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, Si Ma Cai. Những năm gần đây, tại Lào Cai, dược liệu được coi là cây trồng chủ đạo, thúc đẩy tái cơ cấu ngành trồng trọt của, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng cao (bình quân thu nhập từ 120 - 240 triệu đồng/ha).
Sở NN-PTNT Lào Cai cho biết, định hướng của địa phương là sẽ phát triển cây dược liệu gắn với phát triển du lịch tại 2 huyện Sa Pa và Bắc Hà, đồng thời lựa chọn 1 số doanh nghiệp trở thành đối tác phát triển, SX theo cơ chế doanh nghiệp đặt hàng, đảm bảo đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho người trồng. Bên cạnh đó sẽ phối hợp với 2 tỉnh Hà Giang và Lai Châu để tạo thành vùng liên kết SX dược liệu trọng điểm tại Việt Nam.
Viết bình luận