Cây Đẳng Sâm là cây dược liệu quý của vùng Tây Nguyên nước ta. Hiện nay các sản phẩm từ cây Đẳng Sâm khá được ưa chuộng nên nhu cầu thị trường rất lớn. Giá bán củ Đẳng Sâm giao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Việc trồng cây Đẳng Sâm dùng làm dược liệu đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm và phát triển chuỗi liên kết trồng đến tiêu thụ. Nhờ đó mà cây Đẳng Sâm trở thành cây trồng chính mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân vùng Tây Nguyên. Để trồng cây Đẳng Sâm có dược tính cao, chất lượng tốt cần trồng đúng kỹ thuật tất cả các khâu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, giúp cho bạn đọc quan tâm về loài cây này, cẩm nang cây trồng xin giới thiệu một số thông tin về cây Đẳng Sâm cụ thể như sau:
Làm giàu từ việc trồng cây Đẳng Sâm không khó.
1. Một số thông tin cần biết khi nhắc đến cây Đẳng Sâm
- Cây Đẳng Sâm là cây vùng cận nhiệt đới. Thường phân bố ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Nhật Bản và Việt Nam. Cây thường mọc hoang, rải rác ở một số tỉnh phía Bắc và vùng Tây Nguyên nước. Hiện nay, cây Đẳng Sâm được khai thác tự nhiên nhiều ở một số tỉnh như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Gia Lai, Kom Tum, …
- Là cây thân leo, có chiều dài thân từ 2 – 3 m, nhiều nhánh. Lá mọc đối, có hình tim, mép lá nguyên lượn sóng, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới có lông nhung trắng. Hoa mọc ở kẽ lá, cuống hoa dài từ 2 – 4 cm, có đài năm, phiến dẹp, tràng hình vuông màu trắng, chia năm thùy, đường kính hoa từ 1 – 2 cm, màu vàng nhạt.
Cây Đẳng Sâm dược liệu quý của nước ta.
- Điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây Đẳng Sâm sinh trưởng phát triển tốt là những vùng có khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ từ 18 – 25oC. Lượng mưa trung bình hàng năm 1500 mm. Ở vùng núi cây Đẳng Sâm mọc hoang, chu kỳ sinh trưởng dài một năm. Ở vùng Đồng Bằng thời gian sinh trưởng rút ngắn còn 8 – 9 tháng, cây không sống qua mùa hè.
- Hiện nay cây Đẳng Sâm được liệt kê vào danh sách cây dược liệu quý của vùng Tây Nguyên. Củ Đẳng Sâm được dùng làm thuốc có tác dụng trong điều trị rất nhiều bệnh như kém ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, …
2. Chọn bộ kỹ thuật trồng cây Đẳng Sâm đúng chuẩn kỹ thuật
2.1 Kỹ thuật ươm nhân giống cây con Đẳng Sâm
- Chọn vườn nhân ươm cây giống Đẳng Sâm: Đẳng Sâm thích hợp trồng ở vùng trung du miền núi, có độ cao từ 400 m trở lên so với mặt nước biển. Chọn đất có tầng canh tác dày trên 30 cm, nhiều mùn, cao ráo, tơi xốp, thoát nước, PH trung tính.
- Nhân giống cây Đẳng Sâm có thể từ hạt hoặc từ củ cây mẹ hoặc nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Nhưng thực tế phương pháp nhân giống được người dân áp dụng nhiều nhất là nhân giống từ hạt.
Nhân giống cây Đẳng Sâm từ nuôi cấy mô - Cây giống sạch bệnh.
* Cách nhân giống cây Đẳng Sâm từ hạt
- Chọn hạt giống từ nguồn cây mẹ từ 2 – 3 năm tuổi là tốt nhất. Tỷ lệ nảy mầm cao khoảng 75%, số lượng hạt giống dùng cho 1 ha từ 5 – 7 kg.
- Làm vườn ươm ở vị trí thuận lợi giao thông và hệ thống nước tưới chủ động. Vườn ươm được làm sạch tàn dư trên đất, cày bừa nhỏ, lên luống, bón phân lót trước khi gieo hạt từ 15 – 20 ngày.
- Kỹ thuật gieo hạt: Gieo trực tiếp trên luống sau khi tiến hành đãi hạt để ráo. Lượng giống tính gieo trên 1 ha vườn ươm là 25 – 30 kg, có thể cung cấp lượng cây giống cho 5 – 7 ha trồng thương phẩm. Gieo xong tiến hành phủ rơm rạ hoặc trấu lên và tưới đủ ẩm cho đất để hạt nảy mầm.
Kỹ thuật nhân giống cây Đẳng Sâm từ hạt.
- Ngày tưới một lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sau gieo từ 15 – 20 ngày cây mọc. Tiến hành làm cỏ xới đất theo định kỳ 10 ngày/ lần sau khi cây mọc ra lá thật.
- Tiêu chuẩn cây giống suất vườn: Cây khỏe mạnh không sâu bệnh, có 9 – 10 lá thật tương ứng với cây 3 – 4 tháng tuổi. Khi bấm cây giống tránh làm đứt rễ cái của cây.
Trồng cây Đẳng Sâm vừa dễ vừa khó.
2.2 Kỹ thuật trồng cây Đẳng Sâm dược liệu
- Thời vụ trồng cây Đẳng Sâm: Trong năm có hai vụ trồng Đẳng Sâm. Vụ Xuân gieo giống từ tháng 2 – 3, trồng cây vào tháng 5. Vụ Thu gieo tháng 9 – 10, trồng cây vào tháng 2 – 3 năm sau.
- Kỹ thuật làm đất: Đất được làm kỹ, cày xâu, bừa kỹ, thu dọn tàn dư thực vật vụ trước, phơi ải tối thiểu 20 ngày trước khi trồng. Tiến hành lên luống cao 20 – 30 cm, rộng từ 60 – 70 cm trồng hàng đơn, hướng lên luống Đông Tây. Trong trường hợp đất dốc thì có thể phân chia theo hình bậc thang hoặc cuốc hốc trồng.
Cây Đẳng Sâm làm giàu cho nông dân Tây Giang.
- Mật độ trồng: Tùy vào chất đất trồng để quyết định mật độ trồng. Nếu đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày. Khoảng cách trồng giao động từ 20 – 30 x 40 cm.
- Trồng Đẳng Sâm cần lưu ý chọn cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Khi trồng bóc bầu nilong tránh làm vỡ bầu, trồng theo hốc, mỗi hốc 1 cây. Đặt cây thẳng, lấp chặt rễ, trồng xong tưới nước đẫm để cây nhanh bén rễ hồi xanh.Thời điểm trồng tốt nhất vào chiều mát. Sau trồng từ 7 – 10 ngày cây bắt đầu bén rễ hồi xanh tiến hành chuyển sang giai đoạn chăm sóc sau trồng.
Chọn bộ kỹ thuật trồng cây Đẳng Sâm chất lượng vượt trội.
* Kỹ thuật bón phân cho cây Đẳng Sâm
- Lượng phân bón tính cho 1 ha/ 2 năm: Phân hữu cơ 20 – 30 tấn (tùy vào điều kiện thực tế) + Đạm Ure 500 – 550 kg + Supe lân từ 400 – 450 kg + Kalisunphat 300 – 400 kg.
- Đối với bón lót sử dụng ½ lượng phân hữu cơ + ½ phân lân + ¼ kg phân kali. Nên bón vào thời điểm làm đất trước trồng tối thiểu 20 ngày. Có thể bón theo hốc, có thể tiến hành bón theo vạt, hoặc luống tùy vào điều kiện thực tế trồng.
- Bón thúc định kỳ dùng phân đạm kết hợp với ½ lượng kali chia đều trong 2 năm, cứ 3 – 4 tháng bón 1 lần. Khoảng tháng 2 – 3 năm thứ 2, sau khi thu hạt năm thứ 1 cây tàn tiến hành bón phân lót với lượng phân chuồng còn lại + ¼ lượng phân kali.
- Lưu ý mỗi lần tiến hành bón phân thúc nên kết hợp làm cỏ, xới xáo đất.
* Chăm sóc cây Đẳng Sâm sau trồng đúng chuẩn kỹ thuật
- Chế độ nước tưới: Trong suốt quá trình trồng cần lưu ý đến độ ẩm của đất, tốt nhất cần duy trì độ ẩm từ 70 – 75 %. Trường hợp chủ động lượng nước tưới nên tưới ngày 1 – 2 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu không chủ động nước tưới cần tối thiểu không để cho cây bị hạn.
- Làm giàn cây leo: Sau trồng từ 30 – 35 ngày cây cao từ 10 – 15 cm bắt đầu làm giàn leo. Dùng cọc tre làm giàn cắm hình chữ A đối với trồng hai hàng Đẳng Sâm leo chung. Có thể trồng xen ngô, vừa che mát vừa làm cọc cho Đẳng Sâm leo. Sau khi thu hoạch ngô cần gieo lại để lấy cây cho Đẳng Sâm leo.
Bật bí cách trồng cây Đẳng Sâm thu hái làm dược liệu.
2.3 Phòng trừ sâu bệnh hại cây Đẳng Sâm
- Trồng Đẳng Sâm thu làm dược liệu nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần được quan tâm và hạn chế sử dụng biện pháp hóa học. Khuyến khích áp dụng quy trình quản lý sâu bệnh hại tổng hợp.
- Trong suốt quá trình trồng thường xuyên thăm vườn nhằm phát hiện sâu bệnh hại sớm để đưa ra phương pháp phòng trừ hợp lý.
- Trường hợp mật độ sâu bệnh hại quá ngưỡng thì tiến hành áp dụng biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật. Đẳng Sâm thường bị hại bới sâu xám, sâu xanh, rệp, … có thể dùng một số thuốc như Sherpa 20 EC, Cyperan 50 EC, … Các bệnh thường gặp như bệnh lở cổ rễ, khô thân lá, … có thể dùng một số thuốc như Shimen, Zinep, …
Thu tiền tỷ từ trồng cây dược liệu Đẳng Sâm.
3. Thu hoạch và sơ chế sản phẩm từ cây Đẳng Sâm
- Cây Đẳng Sâm sau trồng 2 – 3 năm mới thể thu hoạch. Thời điểm thu hoạch thường vào cuối đông từ năm thứ 2 trở đi. Khi cây lụi ngã vàng.
- Khi thu hoạch tháo bỏ giàn leo thu dọn thân lá trên ruộng rồi tiến hành dùng cuốc, thuổng đào sâu tránh phạm vào củ làm giảm tính thương phẩm của củ.
- Sau khi thu hoạch củ xong tiến hành phâm loại củ theo mục đính nhu cầu tiêu thụ rồi mang đi sơ chế bảo quản.
Viết bình luận