Trồng khoai tây sạch
Nhận biết: Bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây hại, làm cây héo đột ngột, bệnh thường hại nặng trên cây rau đã trưởng thành, đang ra củ mạnh. Trên cây bị bệnh, lá vẫn còn xanh, có thể héo từng cành hoặc toàn cây.
Lá cây bị bệnh có thể hồi phục một vài ngày vào buổi sớm và ban đêm khi sương xuống độ ẩm không khí cao. Đoạn thân, cành bị bệnh thường sùi nốt nhỏ xung quanh. Nếu cắt đôi thân, cành cây bị bệnh nhìn rõ thấy bó mạch hoá nâu chứa dịch nhờn màu trắng đục. Bệnh lây lan rất nhanh, làm chết 30-70% số cây trong ruộng.
Vi khuẩn thích hợp trong điều kiện nhiệt độ 25-35oC, mưa to, mưa dài ngày, ẩm độ đất, ẩm độ không khí tăng cao. Vi khuẩn xâm nhập, lây lan từ cây bệnh hoặc ngoài môi trường vào cây khoẻ qua vết thương trong quá trình thao tác bổ củ giống, bấm ngọn, tỉa lá hoặc do mưa to làm dập lá. Bệnh hại nặng trong vụ khoai sớm và khoai vụ xuân. Nguồn bệnh cho năm sau là vi khuẩn trong đất, vi khuẩn có thể sống lâu trong đất tới 5-6 năm và trên tàn dư cây bệnh vụ trước, đặc biệt có nhiều trong phân chuồng tươi chưa ủ.
Cách phòng bệnh: Chọn giống khoai sạch bệnh, giống khoai tây kháng bệnh héo xanh để trồng. Vệ sinh dao bổ củ khoai tây giống bằng nước xà phòng đặc mỗi khi bổ củ đề phòng nguồn bệnh lây lan từ củ giống bị bệnh sang củ khác qua lưỡi dao.
Luân canh đất trồng các cây cùng bị hại như cây họ cà (cà chua, khoai tây, cà pháo, cà bát…), họ đậu (lạc, đậu xanh…) với cây trồng khác tốt nhất là lúa. Ruộng khoai bị bệnh héo xanh vụ trước cách khoảng 7 năm mới trồng vụ khoai mới.
Nếu đất quá chua, độ pH<5 các vi sinh vật có ích kém phát triển cần bón 20-25kg vôi bột/sào Bắc bộ trước khi trồng khoai 7-10 ngày. Không bón phân chuồng chưa ủ hoai mục cho khoai. Bón đầy đủ và cân đối các loại phân vô cơ, phân vi lượng làm cây sinh trưởng khoẻ mạnh gia tăng khả năng chống chịu bệnh cho cây.
Nên sử dụng chế phẩm Penac P và siêu phân bón NEB-26 cho khoai. Hai sản phẩm này làm hoạt hoá tăng số lượng các vi sinh vật hữu ích cớ lợi, ức chế vi sinh vật có hại. Nhiều hộ nông dân ở huyện Hiệp Hoà , tỉnh Bắc Giang sử dụng hai sản phẩm này cho khoai tây vụ đông 2007-2008 kết quả cho thấy làm giảm 50-70% mức độ nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn, giảm 50% lượng phân đạm, tăng tới 30% năng suất khoai, đất trồng khoai được cải tạo màu mỡ tơi xốp hơn.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh héo xanh vi khuẩn cho khoai tây. Khi bị bệnh, nhổ bỏ cây bị bệnh đem chôn hoặc đốt, đồng thời phun một trong các loại thuốc trừ vi khuẩn sau để hạn chế lây lan: Ditacin 8L; Physan 20EC; Staner 20WP; Sasa 20WP; Hoả tiễn 50WP…
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Viết bình luận