Qua thời rẻ mạt, thứ cây đặc sản này giờ đây lại có giá, nhà nào ở Hậu Giang trồng lại có tiền to

Không đi theo số đông khi chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng mít hay sầu riêng, ông Nguyễn Hoàng Khanh ngụ ấp Nhơn Xuân, Thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã chuyển đổi 0,6ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây cam sành đến nay đã cho thu hoạch và mang lại lợi nhuận cả trăm triệu đồng.

Đầu năm 2019 ông Khanh đã chuyển đổi 0,6ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây cam sành. Ông bộc bạch “Được ngân hàng cho vay 70 triệu đồng hỗ trợ mua cây giống, tôi mua 600 cây cam sành trồng trên diện tích 0,6ha. Trước khi trồng đắp mô lớn, cao; bón lót phân hữu cơ và phân hóa học cân đối; tỉa cành tạo tán để cây không vươn cao dễ chăm sóc và quản lý sâu bệnh...".

Thứ cây đặc sản này giờ lại có giá, nhà nào ở Hậu Giang trồng lại có tiền to - Ảnh 1.

Vườn trồng cam sành của ông Nguyễn Hoàng Khanh, ấp Nhơn Xuân, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đang kỳ sai quả.

Theo ông Nguyễn Hoàng Khanh, khi cây cam sành có trái phải để trái phù hợp với tuổi và sức khỏe của cây và bón phân định kỳ hàng tháng cho cây, thường xuyên quản lý côn trùng trong vườn cam.

Xung quanh vườn cam sành ông trồng tràm để xua đuổi côn trùng ở giai đoạn cây cam còn nhỏ. Hiện tại vườn cam sành của ông sau 3 năm trồng đã cho thu hoạch gần 10 tấn trái với giá bán 18.000 đồng/kg ông Khanh ng thu về hơn 180 triệu đồng, sau khi trừ hết chi phí còn lãi trên 120 triệu đồng...

Ông Khanhchia sẽ thêm, ônghọc tập kinh nghiệm trồng cam sành qua việc thường xem các bản tin thời sự và bản tin khuyến nông để áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng cây có múi.

Ông Khanh còn được tham gia lớp học nghề trồng cây có múi được mở trong ấp Nhơn Xuân, thị trấn Một Ngàn do Trung tâm dạy nghề huyện Châu Thành A đào tạo, và các lớp tập huấn chuyển giao khoa học về phòng trị chăm sóc cây có múi do Trạm khuyến Nông huyện Châu Thành A tổ chức.

Mô hình trồng cam sành của ông Nguyễn Hoàng Khanh ngụ ấp Nhơn Xuân, Thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) được đánh giá là một trong những mô hình trồng cam hiệu quả trên địa bàn thị trấn và là nơi để bà con nông dân xung quanh đến tham quan, học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm trong quá trình canh tác.

Viết bình luận