Thoát nghèo từ mô hình trồng ổi Đài Loan

Ổi lê Đài Loan là giống ổi dễ tính nên có thể trồng bất cứ thời gian nào trong năm. Thời gian sinh trưởng ngắn, tỷ lệ đậu trái và năng suất cao, thu hoạch quanh năm. Thân cây cứng, khỏe mạnh, khả năng kháng sâu bệnh tốt. Quả có hình trái lê ổn định, vỏ quả láng, thịt quả màu trắng, giòn và vị ngọt mát, ít hạt, mùi thơm và giàu dinh dưỡng. Hiệu quả mà mô hình mang lại đã giúp nhiều hộ trồng ổi có thu nhập cao, ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo.

Ổi lê trở thành cây trồng mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân

 

Gia đình bà Nguyễn Thị Bé (ngụ xã Trừ Văn Thố, H.Bến Cát, Bình Dương) là một ví dụ điển hình. Trò chuyện với chúng tôi, bà Bé cho biết ổi lê Đài Loan có năng suất cao hơn những loại cây ăn trái khác, được người tiêu dùng ưa chuộng về chất lượng sản phẩm nên thị trường tiêu thụ rộng và giá thành ổn định. Mô hình trồng ổi của gia đình bà cũng là nơi học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật làm vườn cho nhiều người dân khác trên địa bàn.

Trước đây, gia đình bà Bé đã trồng nhiều loại cây ăn trái khác như: nhãn, mít, sầu riêng… nhưng năng suất chất lượng sản phẩm kém, không được giá nên thu nhập thấp. Cuối năm 2011, nhận thấy nhiều hộ nông dân ở miền Tây trồng ổi có thu nhập tốt, bà quyết định tìm mua giống ổi lê Đài Loan về trồng và thay thế toàn bộ giống cây ăn trái cũ. Lúc đầu, bà Bé trồng 200 nhánh ổi trên 2.000m2. Sau 8 tháng là có thể thu hoạch. Mỗi ngày, gia đình bà thu hoạch gần 300kg ổi bán với giá từ 13.000 – 17.000 đồng/kg. Hiện tại, vườn ổi của gia đình bà Bé đã tăng lên 8.000m2. Theo bà Bé, khi cây sinh trưởng cần chú cắt tỉa cành và tạo thế để cây phát triển cân đối, thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch và tăng khả năng chống đổ. Việc cắt tỉa và vít cành cần chú ý kết hợp hài hòa để tránh gây tổn thương đến cây. Khi trái ổi to khoảng 5 cm nên dùng túi xốp thưa bọc bên trong và túi nilon bọc bên ngoài để trùm trái lại. Trái ổi bọc khoảng 2 tháng có thể thu hoạch. Việc bọc ổi nhằm hạn chế sâu bệnh, đặc biệt là sâu đục trái gây hại. Trung bình 1 ha có thể trồng khoảng 700 cây (khoảng cách 3x5m), năng suất trung bình mỗi cây ổi lê Đài Loan khoảng 70kg/năm, lợi nhuận có thể đạt khoảng 300 triệu đồng/ha/năm. Mỗi tuần thu hoạch 5 ngày, mỗi ngày trung bình 3 tấn.




Từ mô hình trồng ổi lê Đài Loan đạt hiệu quả cao của gia đình bà Bé, nhiều hộ gia đình khác trên địa bàn đã đến học hỏi kỹ thuật trồng ổi, kinh nghiệm làm vườn và nhờ bà chiết giống về trồng. Bên cạnh đó, Sở KHCN tỉnh Bình Dương, hội nông dân xã Trừ Văn Thố đã phối hợp cùng một số doanh nghiệp chuyên cung cấp giống cây trồng, sản xuất nước ép trái cây để mở lớp giới thiệu mô hình trồng ổi, cách chăm sóc đến khi thu hoạch, bao tiêu sản phẩm nên người dân đã yên tâm hơn trong việc phát triển giống cây trồng mới. Hiện tại, trên địa bàn xã Trừ Văn Thố (H.Bến Cát, Bình Dương) có khoảng 10 ha ổi lê Đài Loan (trong đó gần 5ha đã cho thu hoạch).

Mô hình trồng ổi của gia đình anh Nguyễn Văn Thanh tại sứ đồng đất đen thôn Sen Hồ - Thị trấn Nếnh ( Việt Yên ) cũng là một trong những điển hình thành công. Chúng tôi đến thăm nhà anh đúng vào lúc vợ chồng anh đang thu hoạch ổi. Gạt mồ hôi trên khuôn mặt, chị Thương vợ anh Thanh cho biết: “cũng may mà nhà em sớm chuyển đổi khu đất này từ trồng lúa sang trồng ổi nên đã thoát được nghèo”.  




Là đất canh tác của gia đình chân hai lúa một màu nằm trên khu đất cao giáp chùa Phúc Lâm, chất đất chủ yếu là thịt pha cát nên việc trồng lúa đã khó khăn lại càng khó khăn hơn khi hệ thống thủy lợi chưa có, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, năng suất thấp, chi phí cao. Nhiều hộ xung quanh đã bỏ ruộng đi làm công ty. Vốn là người làm nông thuần túy, vợ chồng anh cũng vất vả sớm hôm một nắng hai sương nhưng cuộc sống vẫn khó khăn nghèo túng chưa được cải thiện nói gì đến việc cho con cái ăn học đến nơi đến trốn.


Sau nhiều ngày suy nghĩ, vợ  chồng anh quyết định vay vốn ngân hàng mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa không năng suất sang trồng cây ổi ruột trắng Đài Loan. Bước đầu cũng gặp muôn vàn khó khăn do trồng và chăm sóc theo phương thức truyền thống nên năng suất chất lượng thấp. Anh cũng gặp phải những thất bại đôi khi tưởng trừng phải từ bỏ. Song với ý chí quyết tâm, anh đã khăn gói đi các nơi học hỏi cách thâm canh trồng ổi, tìm hiểu trên sách báo, đài, vô tuyến, được bạn bè động viên giúp đỡ anh không nản chí. Bước đầu trồng thử nghiệm 100 cây áp dụng theo phương pháp khoa học kĩ thuật, sau 8 tháng ổi cho thu hoạch. Thấy năng suất, chất lượng, mẫu mã đẹp, giá thành cao, dễ tiêu thụ, từ đó anh mở rộng mô hình trồng thêm 500 cây. Anh Thanh cho biết: ổi thu hoạch quanh năm, qua 3 năm thu hoạch bình quân mỗi cây 1 năm cho từ 30 đến 35 kg quả, mỗi quả trọng lượng từ 300-400g giá bán trên thị trường hiện nay giao động từ 15-20 nghìn đồng/kg. Mỗi năm anh thu hoạch sau khi trừ chi phí thu lãi từ 100 đến 120 triệu đồng.

Gia đình chị Huỳnh Thị Xuân Hằng ở ấp 4, xã Đồng Tiến (Đồng Phú) Bình Phước cũng là một hộ khá lên nhờ trồng ổi. Trong một lần về miền Tây chơi,  nhận thấy nhiều nhà vườn ở đây trồng ổi cho thu nhập cao. Vậy là chị quyết định học theo. Đến nay, chỉ sau 14 tháng, gia đình chị đã có thêm nguồn thu đáng kể từ 200 gốc ổi.
 

Chị Hằng cho biết: Trồng ổi nhanh cho thu, giá bán tương đối cao nên hiệu quả gấp 3-4 lần các loại cây ăn trái khác. Tuy nhiên việc làm vườn đòi hỏi sự cần mẫn, tốn nhiều công sức. Muốn ổi đạt chất lượng cao, cho trái to cần phải chăm bón từ lúc mới ra bông, thường xuyên vun gốc và xới tơi đất để rễ cây phát triển, đồng thời cắt đi những cành lá sát chân gốc để tạo thông thoáng cho cây và giúp cây nuôi trái; khi bông bắt đầu kết trái phải dùng bao ni-lon để bọc từng trái một, nhằm tránh bị côn trùng chích hoặc nấm, ghẻ làm thối bên trong trái; trái ổi được bọc cũng có màu xanh đặc trưng đẹp mắt.


Nếu trồng ổi kết hợp với quýt thì hai loại cây này sẽ hỗ trợ nhau rất nhiều trong phòng trừ bệnh rệp sáp. Trước khi trồng ổi, chị Hằng cũng đắn đo về đầu ra sản phẩm. Hiện nay người tiêu dùng thích trái cây nội địa vì tươi, an toàn nên ổi vẫn rất được ưa chuộng. Muốn ổi ra trái quanh năm thì phải bổ sung dưỡng chất thường xuyên bằng phân hữu cơ, phân bò. Trung bình chị đầu tư 10 ngàn đồng tiền phân/gốc/ tháng.


Nhờ cách chăm sóc cần mẫn, vườn ổi của gia đình chị Hằng lúc nào cũng xanh tốt, không bị sâu bệnh và cho trái quanh năm. Mỗi trái ổi Đài Loan có thể đạt trọng lượng trung bình 300-400g, hơn hẳn các giống ổi xá lị không hạt, ổi bôm, ổi Thái... cả về chất lượng, mẫu mã lẫn giá bán trên thị trường. Năng suất thu hoạch hàng năm đạt từ 15-16 tấn/ha. Bình quân mỗi cây cho 35-40kg trái/năm. Với giá bán như hiện nay khoảng 10-15 ngàn đồng/kg, từ 200 cây ổi chị thu hơn 5 tấn trái.


Là người đầu tiên đưa cây ổi Đài Loan giống ruột trắng, thay thế cho chân ruộng cao trồng lúa kém năng suất trên địa bàn Thị trấn Nếnh. Anh đã khẳng định được tiềm năng của vùng đất này, rất phù hợp với loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và làm thay đổi cách nghĩ, cách làm, tích cực áp dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật trong thâm canh cây trồng, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng lựa chọn cây con giống mới, mở rộng mô hình sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, nhằm phát triển kinh tế gia đình vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.


Nhận thấy hiệu quả từ cây ổi mang lại, một số hộ dân trong xã đã đến học hỏi kinh nghiệm. Mô hình ổi Đài Loan bước đầu đã khẳng định được tiềm năng trên vùng đất mới. Mặc dù ổi phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nóng, có giá trị kinh tế cao, nhưng người dân cần quan tâm đến quy luật cung - cầu khi nhân rộng mô hình.               


Có thể nói, đây là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Nhiều hộ trồng ổi nhờ thay đổi cách nghĩ, cách làm, tích cực áp dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật trong thâm canh cây trồng, mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng lựa chọn cây con giống mới, mở rộng mô hình sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, nhằm phát triển kinh tế gia đình vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Viết bình luận