Thu gần nửa tỷ đồng/ha nhờ trồng măng tây xanh

Với thu nhập gần nửa tỷ/ha/năm, cao gấp 5-8 lần so với mặt bằng chung của ngành nông nghiệp, cuộc sống của những người nông dân ở phường Điện Dương, Điện Bàn, Quảng Nam đã trở nên khấm khá hơn nhờ trồng măng tây xanh.
 

Cây măng tây xanh có giá trị kinh tế cao gấp 5-8 lần so với mặt bằng chung của ngành nông nghiệp

Cây măng tây xanh có giá trị kinh tế cao gấp 5-8 lần so với mặt bằng chung của ngành nông nghiệp

Từ tháng 6/2014, Trung tâm khuyến nông - khuyến lâm tỉnh Quảng Nam đã đầu tư ban đầu 5 sào với 2 hộ sản xuất ở phường Điện Dương với hệ thống tưới nước tiết kiệm, tưới nhỏ giọt. Đến năm 2015, Trạm khuyến nông-khuyến lâm Điện Bàn tổ chức đầu tư cho 6.000m² cho 6 hộ xuống giống từ 7/2015.

Kết quả sau 6 tháng, măng tây xanh cho thu hoạch 2kg/sào/ngày (từ vụ đông xuân 2014-2015), thu nhập đạt 200 ngàn/sào/ngày. Ngoài ra từ năm thứ 2 trở đi, năng suất măng tây ổn định cho thu nhập từ 430-480 triệu/ha/năm, cao gấp 5-8 lần so với mặt bằng chung của ngành nông nghiệp.

Nhận thấy những kết quả khả quan từ mô hình trồng măng tây sạch mang lại, năm 2016 Trạm khuyến nông-khuyến lâm thị xã Điện Bàn tiếp tục đầu tư thêm 6.500m².

Măng tây cho thu hoạch từ 2-3 kg/sào/ngày

Măng tây cho thu hoạch từ 2-3 kg/sào/ngày

Hiện tại, phường Điện Dương có 12 hộ tham gia sản xuất mô hình măng tây xanh, tập trung chủ yếu tại 3 khối Hà My Trung, Hà My Tây và Tân Khai. Những hộ sản xuất này tham gia theo tinh thần tự nguyện và được phường xét duyệt theo tiêu chí có đất trồng đủ điều kiện thổ nhưỡng phù hợp với cây măng này.

Ông Nguyễn Thành Dương - Phó Chủ tịch phường Điện Dương - cho biết: “Vì Điện Dương có đầy đủ các điều kiện thổ nhưỡng phù hợp với loại cây măng tây này nên được chọn sản xuất, trước đây từng trồng thí điểm tại xã Điện Hòa nhưng không thành công. Do đây là loại cây thích ứng với đất cát, không bị ngập lụt hay dễ ngập úng nên cần loại đất phù hợp mới phát triển được.

Qua quá trình triển khai trồng tại đây đã cho được kết quả rất khả quan, đời sống người dân cũng dần nâng cao. Hiện tại địa phương cũng đã cho thành lập tổ sản xuất măng tây xanh an toàn Điện Dương, mục đích của tổ sản xuất này là tìm đầu ra ổn định cho người dân, tránh trường hợp tồn đọng nông sản của nông dân.

Thị trường tiêu thụ chủ yếu hiện nay là các nhà hàng, khách sạn, quán ăn ven biển Điện Dương, (TP Hội An, Quảng Nam) và ở Đà Nẵng.


Sau khi thu hoạch, người ta sẽ chọn vài cây khỏe mạnh để làm cây bố mẹ tiếp tục chăm bón cho lứa sau

Sau khi thu hoạch, người ta sẽ chọn vài cây khỏe mạnh để làm cây bố mẹ tiếp tục chăm bón cho lứa sau

Cũng theo ông Nguyễn Thành Dương, thị trường tiêu thụ hiện nay rất lớn nhưng việc sản xuất măng tây an toàn ở Điện Dương vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của thị trường.

Vì vậy, vừa qua phường cũng đã cử những hộ dân sản xuất măng tây đến Phan Rang (Ninh Thuận) để học hỏi thêm kỹ thuật sản xuất của người dân ở đây về áp dụng tại địa phương. Vì Phan Rang từng áp dụng rất thành công mô hình này và điều kiện khí hậu địa phương này rất khắc nghiệt nhưng họ đã áp dụng thành công nên rất đáng để học hỏi.

Nhu cầu thị trường hiện rất lớn nên địa phương đang mở rộng đầu tư để tạo công ăn việc làm cho người dân

Nhu cầu thị trường hiện rất lớn nên địa phương đang mở rộng đầu tư để tạo công ăn việc làm cho người dân

Hộ sản xuất măng tây Lê Đệ (khối Hà My Tây, phường Điện Dương) cho biết: “Hiện nay gia đình tôi trồng 750m² măng tây, cho thu nhập khá cao so với các loại cây trồng khác. Chúng tôi còn được đến Phan Rang để học hỏi thêm về kỹ thuật chăm sóc, được các cơ quan chức năng quan tâm tạo điều kiện về giống và đầu ra ổn định nên nông dân chúng tôi rất yên tâm”.

Ông Võ Phận (thôn Hà My Trung, phường Điện Dương) cho biết: “Gia đình tôi trồng được gần 1ha, mỗi ngày thu hoạch từ 2-3kg/sào tùy theo sự chăm sóc của mình mà cho sản lượng nhiều hay ít. Từ khi áp dụng mô hình này vào sản xuất cuộc sống gia đình cũng khấm khá hẳn lên. Điều kiện thổ nhưỡng ở đây rất phù hợp với việc trồng loại cây măng tây xanh này”.

Viết bình luận