Top 5 giống cam nên trồng tại Việt Nam

Cam là một trong những loại trái cây có múi mang đến nguồn vitamin C và nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Có hàng chục giống cam khác nhau đang được trồng trên các tỉnh thành của Việt Nam. Bài viết này của viện cây giống trung ương cung cấp Top 5 giống cam nên trồng cho hiệu quả kinh tế cao, nguồn dinh dưỡng dồi dào cho những ai đang tìm hiểu về các giống cam tại Việt Nam.

Top 5 giống cam nên trồng tại Việt Nam

1. Cam mật không hạt

Cam mật không hạt là giống cam được yêu thích, có hiệu quả kinh tế cao
Cam mật không hạt là giống cam được yêu thích, có hiệu quả kinh tế cao

Đặc điểm

Cam mật không hạt, mọng nước, có màu xanh vàng. Đến khi chín đương độ sẽ có màu vàng canh. Cam rất dễ tách vỏ, ruột vàng, có vị ngọt thanh và có mùi thơm đặc biệt. Cam ra hoa liên tục và cho năng suất quanh năm. Chỉ cần biết kỹ thuật trồng, bón phân đúng thời điểm sẽ có hiệu quả kinh tế rất cao.

Năng suất

Giống cam mật không hạt chỉ từ 1 cây 3 năm tuổi đã cho trái sai trĩu quả. Mỗi cây sẽ cho từ 40 – 60kg trái, mỗi quả tương đương khoảng 130 đến 170gr. Tùy theo mùa giá bán sẽ từ 20.000 – 40.000 đồng/kg.

Địa điểm trồng thích hợp

Các tỉnh miền Tây đất phù sa rất thích hợp với loại cam này. Hiện các tỉnh như Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp… trồng rất nhiều và thu hoạch 4 mùa với giá trị kinh tế rất cao. Một số gia đình trồng lên đến 700 gốc cây cam mật không hạt thu về khoảng 300 đến 400 triệu đồng/năm.

2. Cam sành

Cam sành là giống cam có vỏ mỏng, da sần sùi
Cam sành là giống cam có vỏ mỏng, da sần sùi

Đặc điểm

Cam sành mỏng vỏ, da sần sùi. Cam sành thường có nước nhiều, chứa nhiều hạt và có vị chua nhẹ. Cam sành có màu xanh đậm, khi chín sẽ ngã của màu vàng xanh. Loại cam này được dùng chủ yếu để vắt lấy nước.

Năng suất

Cam sành cho năng suất cao. Từ nhu cầu cá nhân đến kinh doanh ẩm thực đều chọn loại cam này. Cam sành được đánh giá cho năng suất cao gấp 10 lần các giống cam khác. Giá cam sành dao động từ 12.000 – 30.000 đồng tùy vào từng thời vụ. Canh tác cam sành trên 1 ha đất có thể thu về 450 triệu đồng/năm

Địa điểm trồng thích hợp

Cam sành thích hợp với khí hậu vùng cao, đồi núi và nắng gió. Hiện loại cam này được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Hà Giang là tỉnh nổi tiếng nhất với cam sành ngon và chất lượng.

3. Cam bù

Cam bù là giống cam thường chín vào dịp Tết
Cam bù là giống cam thường chín vào dịp Tết

Đặc điểm

Cam bù có giá trị kinh tế cao vì chúng ra hoa vào đầu mùa xuân và chín vào đúng dịp Tết Nguyên Đán. Cam khi chín có màu cam rất đẹp. Vỏ dày và mọng nước, mùi thơm đậm đà và có thể bảo quản được rất lâu trong điều kiện lý tưởng.

Năng suất

Trọng lượng của mỗi quả cam bù thường từ 250 – 300gr. Vì chín đúng độ Nguyên Đán nên giá trị kinh tế rất cao. Thời điểm này hầu hết các gia đình đều trữ cam để ăn, mời khách để đảm bảo nguồn dinh dưỡng và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.

Mỗi cây cao từ 2,5m có thể cho từ 150 quả trở lên. Tùy vào phân loại quả to nhỏ sẽ có giá trị từ 50.000 – 120.000 đồng/kg. 1ha cam bù có thể thu về khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Địa điểm trồng thích hợp

Hà Tĩnh, Vinh là những tĩnh thích hợp và nổi tiếng với những loại cam này. Hiện nay về các xã như: Sơn Bằng, Sơn Trung, Sơn Phúc, Sơn Phú của huyện Vũ Quang đâu đâu cũng thấy trồng loại cam này.

4. Cam canh

Cam canh là giống cam có quả mọng nước, thịt ngọt thơm và giá trị dinh dưỡng cao
Cam canh là giống cam có quả mọng nước, thịt ngọt thơm và giá trị dinh dưỡng cao

Đặc điểm

Cam canh thời vụ thu hoạch nhiều nhất là từ tháng 11 đến tháng 12 trước tết Nguyên Đán. Khi chín trái có màu vàng ngả sang đỏ nhìn rất bắt mắt. Quả mọng nước, thịt ngọt thơm và giá trị dinh dưỡng cao.

Năng suất

Trọng lượng trung bình của mỗi quả cam canh khoảng 80g – 120g. Cam canh cho trái sai trĩu quả. Ngoài giá trị dinh dưỡng cam canh còn được trồng chậu và chưng tết vì có màu vàng đỏ cực kỳ đẹp, trái sai quả chi chít.

Giá cam canh trồng tại Việt Nam có giá khoảng 50.000 đồng/kg. Cứ mỗi ha cam canh sẽ trồng được khoảng 800 gốc. Thu nhập mỗi năm từ giống cam này có thể lên đến 500 triệu/ha.

Địa điểm trồng thích hợp

Vân Canh, Dũng Hà, Hoài Đức ở Hà Nội là những vùng trồng cam canh nổi tiếng nhất.

5. Cam cao phong

Cam cao phong là giống cam nổi tiếng có giá trị dinh dưỡng cao
Cam cao phong là giống cam nổi tiếng có giá trị dinh dưỡng cao

Đặc điểm

Cam cao phong nổi tiếng là giống cam cho giá trị dinh dưỡng cao. Cam cao phong có màu vàng tươi ngoài vỏ, bên trong có màu vàng nhạt. Vị ngọt mật và thơm đặc trưng của vị cam, ít hạt và lượng nước trung bình. Loại cam này được dùng để ăn trực tiếp nhiều hơn là vắt lấy nước.

Năng suất

Mỗi ha cam Cao Phong có thể thu về từ 300 đến 500 triệu đồng/năm. Tùy vào chất lượng cam và giá cam dao động theo từng năm.

Địa điểm trồng thích hợp

Những vùng đồi núi có độ cao trên 300m mực nước biển đều có thể trồng loại cam này. Hàm Yên (Tuyên Quang), Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên (Hà Giang), Lục Ngạn (Bắc Giang) là những nơi hiện nay đang trồng cam cao phong. Tuy nhiên nổi tiếng nhất phải kể đến cam cao phong được trồng tại Cao Phong (Hòa Bình). Vùng đất này cho năng suất cam cao phong tốt nhất và chất lượng nhất.

Giá trị dinh dưỡng và kinh tế từ việc trồng cam

Giá trị dinh dưỡng và kinh tế từ việc trồng các giống cam tốt
Giá trị dinh dưỡng và kinh tế từ việc trồng các giống cam tốt

Giá trị dinh dưỡng

Tất cả các giống cam trên đều mang đến giá trị kinh tế cao. Nguồn lợi dinh dưỡng từ các loại cam này đều được đánh giá về mặt chất lượng. Tuy mỗi loại có một giá thành, mùi vị và đặc điểm bên ngoài riêng biệt nhưng chúng đều hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe của con người. Chẳng hạn như:

  • Quả cam chứa nhiều Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, hạn chế các bệnh tật và viêm nhiễm trong cơ thể. Đặc biệt là ngăn các gốc tự do phát triển và hạn chế quá trình lão hóa da, lão hóa cơ thể ở cấp độ tế bào.
  • Vitamin C trong cam còn hỗ trợ hấp thu chất sắt hạn chế tình trạng thiếu máu, mệt mỏi và chóng mặt.
  • Cam có nhiều chất xơ nên hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn các hiện tượng táo bón ở trẻ em ăn ít rau. Đặc biệt là hỗ trợ những người giảm cân hạn chế cơn đói, mang đến cảm giác no lâu để kiểm soát cân nặng một cách tối ưu.
  • Canxi, sắt, kẽm, mangan, magiê và đồng… có trong cam cũng hạn chế được các vấn đề còi xương ở trẻ nhỏ. Cam bổ sung nguồn dưỡng chất thiết yếu để trẻ phát triển khỏe mạnh trong suốt thời kỳ tăng trưởng của mình.
  • Cam thích hợp sử dụng cho mọi đối tượng. Có thể sử dụng cam để ăn trực tiếp, uống nước cam và chế biến những món ăn từ cam. Ngay cả vỏ cam cũng có thể chế biến thành nhiều món ăn và các bài thuốc dân gian chữa ho, tiêu đờm hiệu quả.

Giá trị kinh tế

Theo Phân bón Hà Lan,cứ mỗi ha cam được trồng đúng các tiêu chuẩn như: đúng kỹ thuật trồng, sử dụng các loại phân npk cây ăn trái chất lượng cao,… có thể mang về từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng cho người trồng cam. Điều này mang đến nguồn lợi cao về kinh tế. Người nông dân sẽ cải thiện được khả năng tài chính của mình tốt hơn khi canh tác cam so với nhiều loại trái cây và rau củ quả khác.

Top 5 giống cam: Cam Canh, Cam Bù, Cam Cao Phong, Cam Sành, Cam mật không hạt đang trở thành những giống cam đắt giá nhất tại Việt Nam mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn làm giàu từ việc trồng cam.

Viết bình luận