Hiện này, Trồng Cây Cà Phê Ghép thường được bà con áp dụng. Sở dĩ vậy vì trồng loại này khắc phục được năng suất ngày càng suy giảm của việc trồng từ hạt. Tuy nhiên, việc trồng cà phê ghép đòi hỏi người dân phải có kiến thức kỹ thuật tốt. Có như vậy, năng suất và chất lượng mới khả quan. Mời bà con tham khảo bài viết sau đây:
Cây Cà Phê Ghép
Cà phê có thể ghép, loại nào cũng ghép được. Bà con có thể tự ghép hoặc xuống giống cà phê ghép bán sẵn của các vườn. Bài viết này xin phép không đề cập đến kỹ thuật ghép mà chỉ đề cập đến kỹ thuật canh tác.
Hiện tại, ở Việt Nam chủ yếu canh tác 2 loại cây cà phê. Cà phê Robusta (cà phê vối) và Arabita (cà phê chè). Một phần trồng cà phê Liberia (cà phê mít) nhưng diện tích trồng không đáng kể.
Bà con có thể lựa chọn cây giống ghép của các cơ sở cung cấp cây giống Uy tín nếu lựa chọn canh tác cây cà phê ghép.
Đất Trồng:
Cây cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, đất trồng phải đáp ứng đươc những tiêu chí sau:
- Đất tơi xốp, nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng.
- Tầng đất dày, dốc tùy theo loại cà phê và thoát nước tốt
- Đất không nhiễm sâu bệnh, úng nước và gây thối rễ với các loại cây trồng mùa trước.
- Đất đã từng canh tác loại cây khác thì nên trồng cây họ đậu ngắn ngày từ năm trước để cải tạo đất.
Đào Hố Trồng Và Xử Lý Hố
Hố trồng thích hợp để trồng cây cà phê dài x rộng x sâu tương ứng 40x40x50cm.
Nếu đất không được tốt, bà con đào hố lớn hơn và sâu hơn: DxRxS = 50x50x60cm
Sau khi hố được đào, bà con bón lót phân hữu cơ trộn đất và lấp hố tạo mô cao hơn mắt đất từ 10 đến 20cm.
Mật Độ Trồng Và Khoảng Cách
Bà con căn cứ vào loại cây giống cà phê mình trồng mà lựa chọn khoảng cách và mật độ trồng cho phù hợp:
- Arabita (cà phê chè): Bà con áp dụng cây cách cây 1m và hàng cách hàng 2m. Với khoảng cách này thì tương đương với mật đội 5000 cây / 1 héc ta
- Robusta (cà phê vối): Với giống cà phê này, khoảng cách lớn hơn so vơi giống trên. Bà con trồng với khoảng cách 2.5m×3.5m. Như vậy, mật độ trồng phù hợp là khoảng 1.300 cây/ha.
Bà con nên trồng khi bắt đầu vào mùa mưa. Như thế sẽ đảm bảo cây luôn đủ nước, đủ ẩm và chủ động trong tưới tiêu canh tác.
Xuống Giống Trồng Cây Cà Phê Ghép
Bà con chuẩn bị hố trồng, bón lót và khử khuẩn cho hố trước khi xuống giống khoảng 15-30 ngày. Đào giữa hố một hố nhỏ để đặt bầu. Lưu ý hố rộng hơn bầu ươm. Xé bao nilon bâu ươm và đặt cây giữa hố. Lấp đất và nén chặt đất ngang mặt bầu ươm.
Trồng xong, bà con tạo bờ làm bồn xung quanh hố. Sao cho mặt bầu thấp hơn mặt đất khoảng 7-10cm để dễ làm ổ gà và đắp bùn giữ ẩm cho cây.
Dùng cỏ khô hoặc rơm rạ phủ cách gốc khoảng 20cm, bề rộng khoảng 20cm trở lên và phun thuốc chống mối.
Cách Chăm Sóc Khi Trồng Cây Cà Phê Ghép
Trồng dặm
Sau khi xuống giống được nửa tháng đến 1 tháng, bà con kiểm tra xem có cây chết hoặc cây còi cọc kém phát triền thì tiến hàng nhổ bỏ và trồng lại cây thay thế (trồng dặm). Lưu ý là tranh thủ trồng dặm trước khi mùa mưa kết thúc ít nhất 1 tháng.
Làm cỏ và tủ gốc
Việc làm cỏ cho cây cà phê rất quan trọng. Trong suốt quá trình phát triển của cây bà con cần tiến hành làm cỏ kịp thời. Có như vậy cây cà phê mới không bị cỏ cạnh tranh dinh dưỡng.
Những nơi không thể làm cỏ bằng dụng cụ thì dùng các loại thuốc trừ cỏ phù hợp đang có sẵn trên thị trường.
Để đảm bảo độ ẩm cho cây cà phê, giảm công tưới nước và diệt cỏ, bà con nên thường xuyên tủ gốc cho cây. Việc tủ gốc còn có tác dụng điều hòa nhiệt độ đất và giữ đất tơi xốp.
Trồng xen trong thời kỳ kiến thiết
Để nâng cao độ phì nhiêu của đất, nhất là trong thời kỳ kiến thiết bà con nên trồng xen cây. Lựa chon trồng xen các loại cây họ đậu ngắn ngày vừa có thêm thu nhập vừa có thể cải tạo đất rất tốt. Thân lá của các loại cây trồng xen này có thể dùng để tủ gốc.
Trồng cây che bóng và chắn gió
Bà con nên tiến hành trồng cây che bóng có thân đứng cao như muồng vàng, đậu săng giữa 2 hàng cà phê để lấy cây che bóng tạm thời. Để có cây che bóng lâu dài, bà con có thể lựa chọn cây keo dậu, khoảng cách 5-6m. Khi lớn thì tỉa dần cho phù hợp. Lưu ý, cây che bóng (che mát) lâu dài thì tán cây phải cao hơn cây cà phê 2-3,5m.
Xung quanh vườn rẫy trồng cây cà phê bà con cần trồng cây chắn gió. Cây rừng chắn gió trồng thẳng góc với hướng gió chính hoặc lệch khoảng 60 độ. Vành đai rừng tránh gió khoảng 9m, trồng 3 hàng muồng cây cách cây 3m. Có thể trồng xen một số loại cây ăn trái.
Dinh dưỡng cho cây cà phê ghép
Cung cấp và duy trì đầy đủ dinh dưỡng cho cây cà phê ghép rât quan trọng. Bà con nên dùng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh để đảm bảo cho cây phát triển và sinh trưởng tốt.
Bà con cần theo dõi mắt ghép thường xuyên trong giai đoạn kiến thiết để kịp thời xử lý.
Tạo hình và tỉa cành
Đây là kỹ thuật rất quan trọng để cây cà phê đạt năng suất cao và ổn định. Việc tạo hình giúp cây cân đối, khoảng cách cành quả phân bố đều. Giúp cho quá trình chăm sóc và thu hái thêm thuận lợi.
- Tạo hình cơ bản: Để cây cà phê không có nhiều thân bà con cần thường xuyên cắt bỏ các chồi mọc từ gốc. Đây là tạo hình cơ bản để tập trung dinh dưỡng cho 1 thân.
- Tạo hình nuôi quả: Loại bỏ các cành cơ bản gần sát mặt đất để giúp thoáng cây và tạo thuận lợi cho việc chăm sóc hoặc thu hoạch. Những cành cơ bản nhỏ, yếu cũng cần cắt bỏ. Cành thứ cấp mang sâu bệnh, cành chùm… cũng cần loại bỏ kịp thời để cây tập trung dinh dưỡng cho cành chính. Lưu ý, các cành già đã qua nhiều vụ thu hoạch cũng cần phải cắt bỏ để cành mới có cơ hội mọc ra.
Viết bình luận