Tại Lâm Đồng nói chung các tỉnh như Gia Lai, Đăk Nông nói riêng, cây chanh dây được bà con nông dân hồ hởi trồng chủ yếu là loại giống nhập khẩu từ Đài Loan. Giống này nếu chăm sóc tốt cho năng suất bình quân 70 - 100 tấn/ha/năm, với giá cả thị trường từ 15.000 - 17.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí thì người trồng chanh dây thu được lãi thuần từ 500 - 700 triệu đ/ha/năm, chu kỳ canh tác hiệu quả nhất không quá 2 năm.
Với việc trồng chanh dây đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, kiểm soát được sâu bệnh hại và chu kỳ từ khi trồng đến khai thác xong không vượt quá 2 năm, sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số loại cây trồng khác, nhất là với những địa phương cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Để đưa cây chanh dây trở thành cây trồng chủ lực và đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng cao phục vụ chế biến xuất khẩu đi thị trường châu Âu, hơn 5 năm trở lại đây Cty CP nông nghiệpĐông Phương – TP.HCM đã ký hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm với bà con nông dân nhằm chuyển giao giống, kỹ thuật giúp bà con nông dân canh tác loại giống chanh dây nhập khẩu từ Đài Loan đạt hiệu quả kinh tế cao.
Hiệu quả kinh tế từ cây chanh dây ngày một rõ nét đối với các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ dân khu vực Tây Nguyên. (Hình ảnh: Thu hoạch chanh dây) Tại Đắk Nông, công ty liên kết bao tiêu khoảng gần 100 ha chanh dây tím nhập khẩu từ Đài Loan, được phân bố ở các huyện Đắk R'lấp, Krông Nô, Đắk Glong, Chư Jút, thị xã Gia Nghĩa... Chi chi phí đầu tư cho một ha chanh dây khoảng 70 - 100triệu đồng gồm tiền mua giống, kẽm gai, trụ... để làm giàn và công chăm sóc cũng khá đơn giản chỉ cần chăm chỉ thăm nom, nếu thấy xuất hiện sâu bệnh thì xử lý kịp thời để phòng trừ và sau trồng 5-7 tháng là bắt đầu cho thu hoạch với năng suất bình quân khoảng 70 - 100 tấn một ha.
Có hộ chăm sóc tốt còn đạt năng suất lên tới gần 130 tấn/ha. Khuyến cáo với bà con nông dân: Rủi ro tiềm ẩn!! Chia sẻ kinh nghiệm của Ths.Trần Văn An - Giám đốc Trung tâm Khảo nghiệm giống chanh dây thuộc Cty CP nông nghiệpĐông Phương cho rằng: “Hiện nay, trồng chanh dây đang hấp dẫn nhiều hộ nông dân ở Đắk Nông, Gia lai, Lâm Đồng, do hiệu quả kinh tế rất cao . Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo bà con nông dân có ý định trồng chanh dây hoặc đang trồng cần phải lưu ý những vấn đề như “chọn đúng giống, phát hiện sâu bệnh kịp thời , thị trường tiêu thụ và chế biến”. Bài học làm kinh nghiệm: “Vào năm 2010 nhiều người trồng chanh dây ở các địa phương đã chạy đôn, chạy đáo mua các loại thuốc về phun trên cây, lá, xịt xuống gốc nhưng dịch bệnh vẫn không hết.
Vì vậy, nhiều vườn chanh dây đang xanh tốt thì bị nhiễm bệnh lá chuyển sang màu vàng rồi rụng dần cả lá lẫn trái và chết toàn bộ, nhất là những vùng trước đây đã trồng chanh dây nhưng xử lý đất chưa kỹ, gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho người trồng chanh dây. Nhiều hộ dân đã thiệt hại nặng nề, có hộ đã phá sản vì cây chanh dây. (Hình ảnh dịch bệnh tràn lan) Nguyên nhân chủ yếu do việc trồng ồ ạt. Nhiều đơn vị, hộ dân tự ý cấy ghép, nhân giống không thông qua đơn vị kiếm soát, bán giống để kiếm lời trước mắt. Bà con nông dân ham rẻ mua phải những cây bị bệnh mà không biết.
Diện tích trồng chanh dây tự phát và vượt quá mức kiểm soát, giống cây trồng không bảo đảm chất lượng … Hơn nữa đa số các hộ dân tự phát trồng đều không qua lớp tập huấn kĩ thuật nào, chỉ là dân “tay ngang” thấy người khác trồng có hiệu quả thì làm theo, vườn chanh dây không mắc bệnh cũng sẽ chậm phát triển, năng suất khó đạt như mong muốn”. Trước thực trạng chanh dây đang được bà con nông dân trồng trở lại.
Tránh tình trạng chặt trồng, trồng chặt đã là điệp khúc khi đề cập đến một số cây trồng khác, hay hạn chế dịch sâu, bệnh hại. Vì vậy, bà con nông dân cũng cần tìm hiểu cặn kẻ trước khi đầu tư , đặc biệt: Chọn giống và nguồn gốc giống là rất cần thiết, phải thường xuyên hiễm tra và phát hiện kịp thời sâu hại , bệnh hại để xử lý kịp thời,
Viết bình luận