Gấc là một cây thực phẩm đặc biệt của Việt Nam, có danh pháp khoa học momordica cochinchinensis, thuộc chi mướp đắng. Hoa có sắc vàng. Quả hình tròn, sắc xanh, khi chín chuyển sang đỏ cam. Vỏ gấc có gai rậm.
Lượng beta-caroten của gấc cao gấp đôi cà rốt. Dầu gấc được cho là có chức năng phòng chống thiếu vitamin, tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cơ thể, chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào...
Gấc mọc hoang và được trồng khắp nước ta. Nhưng tác dụng của gấc tới sức khoẻ con người ra sao thì ít ai nắm được. Không phải ngẫu nhiên mà người Tây phương gọi gấc là “một loại quả đến từ thiên đường”.
Trong những năm gần đây một số địa phương đã chọn cây trồng này để phát triển kinh tế nông thôn nông nghiệp trong đó có Tây Ninh với diện tích hàng chục hecta. Mỗi ngày lượng gấc thu hoạch trên toàn tỉnh khi vào vụ lên đến hàng chục tấn.
Thời gian từ khi gieo giống đến khi thu hoạch khoảng 9 tháng đến 1 năm, Gấc cho quả hầu như quanh năm tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc, và rộ mùa vào khoảng tháng giêng đến tháng 3 âm lịch.
Gấc sau khi thu hoạch thường được bán tươi cho các đơn vị chế biến các sản phẩm về gấc như dầu gấc, bột gấc … Để chủ động đầu ra cho sản phẩm không lệ thuộc vào các công ty lớn người dân đã tự đầu tư lò sấy để sấy gấc tại chỗ sau đó bán sản phẩm đã sơ chế cho các công ty. Việc làm này giúp giảm giá thành vận chuyển và người dân trồng gấc có thể bảo quản, lưu trữ.
Tính từ đầu năm đến nay có hơn 5 lò sấy gấc được đầu tư trên toàn tỉnh Tây Ninh, 2 lò ở Trảng Bàng, 2 lò ở tp. Tây Ninh và 1 lò ở địa bàn huyện Hòa Thành. Thiết nghĩ đây là cách làm tốt không chỉ cho cây gấc mà cho hầu hết các loại cây nông nghiệp hoa màu khác nhằm xóa bỏ cảnh được mùa – mất giá và được giá – mất mùa giúp người dân có thể làm giàu bằng chính công sức của mình.
Ngô Vân Trường
www.maysaythiennam.com
Viết bình luận