Cây nhãn được trồng tại huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La đã trở thành cây kinh tế chủ lực, giúp hàng ngàn hộ dân vươn lên làm giàu bền vững.
Huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La có gần 32.000 hộ trồng nhãn với diện tích gần 5.500 ha.
Trong đó 3.500 ha là cây nhãn ghép.
Bằng cách áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ như ghép mắt, xiết nước, tưới nhỏ giọt trên đất dốc.
Cây nhãn cho sản lượng 35.000 tấn quả tươi 1 năm.
Nhãn Sông Mã hiện nay chủ yếu là nhãn ghép mắt, thân là cây nhãn bản địa ghép mắt giống nhãn chín muộn Hưng Yên.
Cây nhãn ghép này dễ trồng, dễ chăm sóc và rất sai quả.
Một cây nhãn từ khi trồng và ghép mắt cho tới khi thu quả, chỉ trong 3 năm đã cho quả bói.
Quả nhãn ghép có đặc điểm cùi dày, nhiều nước, hạt nhỏ, ăn có vị dịu ngọt, thanh mát.
Thích hợp để ăn trực tiếp hoặc sấy khô làm long nhãn để bán.
Long nhãn dễ làm, cả người lớn, trẻ em đều có thể làm được nhưng rất tỷ mỉ, kỳ công.
Ngay từ việc làm long nhãn đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động thời vụ, mỗi ngày kiếm thêm hàng trăm ngàn đồng, tùy theo bóc được nhiều hay ít cùi nhãn.
Người làm long nhãn sẽ dùng cái xoáy để bóc tách vỏ, hạt, chỉ lấy cùi để sấy khô, làm long nhãn.
Sau đó cho vào lò sấy.
24 tiếng sau lấy ra và được sản phẩm long nhãn, có giá bán từ 200.000 – 250.000 đồng/kg.
Từ trồng và bán các sản phẩm từ quả nhãn, hàng nghìn hộ gia đình huyện Sông Mã đã có hướng làm giàu bền vững.
Điển hình như hộ gia đình anh Lê Công Hoàn ở bản C5, xã Chiềng Khoong, trồng nhãn ghép từ năm 2014, tới nay đã có trên 2 ha nhãn ghép, cho thu nhập bình quân trên 500 triệu đồng 1 năm.
Ngày 1/8 tới đây, huyện Sông Mã sẽ tổ chức Ngày hội hái Nhãn Sông mã lần thứ nhất nhằm quảng bá thương hiệu nhãn Sông Mã tới đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Viết bình luận